Quy trình và chi phí niềng răng hô
Răng hô khiến cho khuôn mặt của bạn trở nên kém duyên, làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, thậm chí có thể gây bệnh răng miệng. Để giải quyết “nỗi sầu thầm kín này” rất nhiều người đã lựa chọn giải pháp là niềng răng hô. Kết quả là, sau từ 1,5 năm đến 2 năm họ đã có một hàm răng đều đặn và trắng sáng như mong muốn.
Quy trình và chi phí niềng răng hô
Răng hô và cách nhận biết
Răng hô còn được gọi với cái tên khác là răng vẩu. Răng hô là tình trạng răng mọc không đúng vị trí, không đúng phương răng, thế răng và chiều của răng, nguyên nhân có thể là do tự nhiên hoặc do di truyền.
Một người có thể có một hoặc nhiều răng hô, hoặc cả hàm răng hô và chúng đều gây ra những rắc rối cho chủ nhân. Cụ thể:
- Ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ: Răng hô sẽ khiến khuôn miệng bị đưa ra phía trước quá mức khiến khuôn mặt bị mất cân đối, làm giảm đi sự hài hòa vốn có. Răng hô còn làm giảm/mất đi tính thẩm mỹ của nụ cười khiến cho chúng ta cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với người khác.
- Ảnh hưởng đến phát âm: Răng hô chính là một trong nguyên nhân khiến chúng ta bị nói ngọng, nói không tròn vành rõ chữ và nói khó nghe.
- Ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng: Khi răng bị hô tức là răng bị mọc lệch, các răng không khít vào nhau và khiến cho khả năng cắn, nhai thức ăn bị hạn chế.
Để chấm dứt tình trạng trên nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng hô.
Quy trình niềng răng hô
Niềng răng hô giúp chúng ta nhai tốt hơn, ăn ngon hơn và tự tin hơn trong giao tiếp. Trong quá trình niềng răng, người niềng răng sẽ phải trải qua những giây phút không mấy dễ chịu như nắn hàm, bẻ răng cực kỳ cẩn thận, dưới bàn tay của các bác sĩ nha khoa.
Quy trình niềng răng hô:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Trước khi niềng răng hô, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để xem xét tình trạng của răng, cung hàm và xương hàm bằng cách: thăm khám bằng các dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa hoặc chụp CT để xác định nguyên nhân khiến răng bị hô rồi mới đưa ra giải pháp phù hợp. Trong trường hợp người khám có các bệnh như viêm răng, vôi răng, viêm tủy,.. thì các bệnh này sẽ được điều trị trước sau đó mới tiến hành.
Bước 2: Thiết kế mắc cài
Khi đưa ra phương pháp điều trị là niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng. Việc làm này sẽ giúp các bác sĩ thiết kế chính xác những mắc cài tương ứng với khung hàm của từng người.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng trước khi gắn mắc cài
Trước khi gắn mắc cài vào răng để niềng răng hô, các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng rất cẩn thận. Cao răng sẽ được lấy sạch ra khỏi răng để loại bỏ tối đa các chất bẩn tồn đọng trong răng. Bởi vì sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng để loại bỏ các chất bẩn còn tồn đọng trước đó sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bước 4: Gắn mắc cài niềng riêng hô triệt để
Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mắc cài sẽ được gắn vào từng chiếc răng một bởi một loại keo đặc biệt, thường được dùng trong nha khoa. Mắc cài có thể được gắn ở mặt trước hoặc mặt rau của răng tùy theo tình trạng răng hô của người niềng răng. Trong quá trình gắn mắc cài, nước bọt trong miệng sẽ được loại bỏ sạch để tránh làm giảm tác dụng của keo.
Bước 5: Đeo cung định hình
Sau khi gắn các mắc cài vào răng, các bác sĩ sẽ kiểm tra lại các mắc cài một lần nữa để đảm bảo mắc cài phải đúng vị trí và không bị lỏng lẻo. Sau đó, bác sĩ sẽ cho một dây thun có cung tròn và có tính đàn hồi vào các khe của các mắc cài và được giữ chặt bên trong rãnh mắc cài bằng dây thun hoặc chốt tự động. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành tác động lên dây cung và mắc cài để tạo ra lực kéo và xiết răng, giúp răng dịch chuyển từ từ về vị trí mới cho đến khi nào các răng đều đặn và thẳng hàng với nhau.
Bước 6: Thay dây thun định kỳ
Sau khi niềng răng xong, nhân viên của cơ sở niềng răng sẽ làm việc với bạn để lên lịch đi khám và thay dây thun định kỳ.
Lưu ý: Trong suốt quá trình thực hiện các bước niềng răng, các bác sĩ có thể nhổ răng sâu, răng hô để tạo khoảng trống kéo các răng còn lại vào vị trí mới hoặc cấy implant vào xương hàm để quá trình kéo răng được diễn ra thuận lợi hơn.
Thời gian và chi phí niềng răng hô
Ở các độ tuổi khác nhau thì thời gian niềng răng cũng có sự chênh lệch nhất định:
- 5 đến 12 tuổi: đây là độ tuổi niềng răng phù hợp nhất vì khi đó xương của trẻ đang trong quá trình phát triển, dễ thích nghi và rút ngắn được thời gian niềng răng .
- 18 đến 25 tuổi: là thời điểm mà sức khỏe của chúng ta đang rất dẻo dai, khả năng chịu đau tốt và phục hồi vết thương nhanh tuy nhiên thời gian niềng răng có thể kéo dài đến 1,5 năm hoặc lâu hơn.
- 25 đến ngoài 30 tuổi: thời gian niềng răng dao động từ 1,5 năm đến 2 năm hoặc cũng có thể lâu hơn.
Niềng răng hô có rất nhiều loại khác nhau và chi phí cũng khác nhau nữa. Dưới đây là chi phí niềng răng mà bạn có thể tham khảo:
Trong suốt thời gian đeo mắc cài, có thể bạn sẽ gặp một chút vấn đề không mong muốn hoặc cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp nhưng giây phút này sẽ qua đi khi bạn kết thúc quá trình niềng răng và thay vào đó, bạn đã sở hữu hàm răng đều đặn, trắng sáng như mong ước.
Xem thêm:
- Niềng răng trẻ em ở đâu tốt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là gì?
- Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu?