Quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Ngày nay càng có nhiều người mẹ lựa chọn sinh mổ để chào đón bé yêu chào đời. Trong đó, một trong những trung tâm được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng nhất để sinh con đó là Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sau đây là quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng với những thủ tục và chuẩn bị trước khi sinh dành cho các mẹ.
Quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Ngày nay càng có nhiều người mẹ lựa chọn sinh mổ để chào đón bé yêu chào đời. Trong đó, một trong những trung tâm được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng nhất để sinh con đó là Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sau đây là quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng với những thủ tục và chuẩn bị trước khi sinh dành cho những chị em nào sắp có ý định sinh bé ở đây tham khảo.
Lựa chọn sinh thường hoặc sinh dịch vụ
Khu sinh thường có bảo hiểm
Đối với khu sinh thường, sẽ có các phòng 3 người, 5 người và 12 người cho các mẹ lựa chọn. Phòng sinh thường không có nhà vệ sinh riêng và điều hòa, nên các mẹ có thể cân nhắc chuyển sang phòng sinh dịch vụ nếu sinh vào mùa hè.
Khu sinh dịch vụ
Khu sinh dịch vụ được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại do đó giá sinh cũng sẽ cao hơn. Phòng ốc được trang bị đầy đủ điều hòa, vệ sinh khép kín, phòng sạch sẽ thoáng mát.
Thủ tục nhập viện
Việc đầu tiên trong quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đó là khi vào viện, nên nhờ chồng mang theo giấy tờ tùy thân của bạn, thẻ bảo hiểm y tế để làm thủ tục nhập viện. Người chồng cần chú ý là đăng ký sinh mổ cho vợ. Trong lúc này, mẹ bầu sẽ đi gặp các bác sỹ sản khoa để thụt rửa, thăm khám xem cổ tử cung đã mở mấy phân, có bị vỡ ối hay gặp phải vấn đề nguy hiểm nào khác không.
Sau khi làm xong thủ tục nhập viện, tùy tình trạng sức khỏe, mẹ bầu sẽ được chuyển đến phòng chờ đẻ hay chuyển đến phòng đẻ luôn. Lúc này bạn sẽ được thay một bộ váy rộng, thay dép đi trong viện. Sau đó, bạn vào nhà vệ sinh thay bỉm quần.Đồ cần mang khi vào phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ
- Bỉm quần để thay
- Chai nước để bổ sung lúc cần
- Điện thoại phòng trường hợp cần gọi cho người thân.
Kinh nghiệm khi vào phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ
Khi vào phòng chờ đẻ mổ
Nếu sinh ở khu bảo hiểm, người nhà sẽ không được vào cùng. Tuy nhiên, khi cần người nhà làm giúp vấn đề gì bạn vẫn có thể gọi
Phòng chờ đẻ ở trong khu sinh bảo hiểm khá rộng. Tại đây, các mẹ bầu sẽ được bác sỹ khám, kiểm tra tình trạng, đặt máy để nghe tim thai.
Lúc này, việc sinh con sẽ tùy thuộc vào sự chỉ định của bác sỹ. Do đó, bạn chỉ cần làm theo những sự hướng dẫn của bác sỹ.Khi vào phòng đẻ mổ
- Đã đến lúc sinh, bạn sẽ được các bác sỹ chuyển vào phòng để mổ để tiến hành phẫu thuật lấy thai nhi ra. Trước khi chuyển đi, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên của bé (cả tên nam và tên nữ) để ghi lại vào giấy chứng sinh.
- Khi vào phòng mổ, bạn sẽ nằm nghiêng, hai đầu gối co trước ngực để bác sỹ tiêm thuốc vào gây tê màng cứng.
- Khoảng 3-5 phút sau, bạn sẽ thấy cảm giác tê tê ở bàn chân. Lúc này các bác sỹ sẽ tiến hành mổ lấy thai.
- Quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản diễn ra rất nhanh. Sau khi bé bé cất tiếng khóc chào đời, bé sẽ được đưa đi vệ sinh mắt, mũi, họng. Sau đó hộ lý sẽ bế em bé ra cho mẹ nhìn mặt.
- Tiếp theo, em bé sẽ được bế ra ngoài cho gia đình và người thân ngắm nhìn và chụp ảnh lại. Bé được đưa lên phòng kính để chăm sóc đặc biệt, còn mẹ được chuyển lên phòng hậu phẫu để nằm 6 tiếng.
- Khi vào phòng hậu phẫu, bạn được các bác sỹ tiêm thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Lúc này bạn mới bắt đầu cảm nhận được những tác dụng phụ của thuốc gây tê màng cứng như cảm thấy lạnh cóng, răng run cầm cập vào nhau, buồn nôn, nôn... tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người.