Quy trình Cấp cứu báo động đỏ liên viện cần biết

Hiện nay Quy trình báo động đỏ liên viện đã không còn xa lạ đối với các cơ sở y tế trên cả nước. Báo động đỏ liên viện ra đời được xây dựng bởi Thạc Sĩ/Bác Sĩ Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng tại Sài Gòn từ năm 2010. Qua 6 năm sự phát triển của quy trình vẫn không ngừng được nâng cao, vừa qua Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cho triển k...

Quy trình Cấp cứu báo động đỏ liên viện cần biết Quy trình Cấp cứu báo động đỏ liên viện cần biết

Hiện nay Quy trình báo động đỏ liên viện đã không còn xa lạ đối với các cơ sở y tế trên cả nước. Báo động đỏ liên viện ra đời được xây dựng bởi Thạc Sĩ/Bác Sĩ Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng tại Sài Gòn từ năm 2010. Qua 6 năm sự phát triển của quy trình vẫn không ngừng được nâng cao, vừa qua Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cho triển khai quy trình Báo động đỏ Liên viện, đây được xem như một bước tiến mới trong ngành, đảm bảo được sự an toàn và hài lòng của người bệnh.

Quy trình báo động đỏ liên viên là gì?

Quy trình báo động đỏ được áp dụng trong xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, nhất là những trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngoại khoa mới hy vọng cứu sống được người bệnh trong giai đoạn nguy kịch. Theo đó, khi phát lệnh quy trình này cho phép bác sĩ bỏ qua các giai đoạn như hội chẩn, xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh... như bình thường mà chuyển thẳng người bệnh từ phòng cấp cứu lên ngay phòng mổ. Chỉ từ năm đến mười phút (thay cho nhanh nhất là khoảng 30 phút như quy trình cũ bình thường), những lực lượng được huy động đã sẵn sàng ở phòng mổ.

vicare.vn-quy-trinh-bao-dong-do-lien-vien-can-biet

Đội ngũ Bác sĩ tham gia quy trình bào động đỏ

Quy trình này bao gồm danh sách 39 bác sĩ tham gia can thiệp hỗ trợ, là các bác sĩ chuyên khoa về hồi sức, ngoại khoa, sản khoa của các bệnh viện đầu ngành của thành phố như: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện truyền máu, huyết học. Tuy nhiên, khi cần các chuyên gia của các chuyên khoa khác, Sở y tế cũng yêu cầu các bệnh viện khác sẵn sàng hỗ trợ.

Những Bệnh viện làm báo động đỏ liên viện thành công

1.Bệnh viện Nhi đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Đây là bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa do Sở Y tế Tp.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý. Bệnh viện Nhi đồng 1 được giao nhiệm vụ khám và điều trị bệnh cho trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ở khu vực phía Nam; được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho khu vực Tây Nam Bộ, thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh cho 3 tỉnh Long An – Cần Thơ – Cà Mau. Đồng thời đây cũng là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngày bệnh viện có thể tiếp nhận số lượt khám bệnh lên đến 7.000 lượt bệnh nhi. Các thế mạnh điều trị nhi của Bệnh viện là hồi sức cấp cứu – chống độc, sơ sinh, phẫu thuật nhi đủ các chuyên khoa, phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch kín, điều trị phẫu thuật ung bướu nhi, bệnh lý thận – nội tiết, bệnh lý nhiễm trùng và dịch bệnh ở trẻ em, tai mũi họng nhi và thính học, răng hàm mặt và phẫu thuật hàm mặt nhi...

vicare.vn-quy-trinh-bao-dong-do-lien-vien-can-biet

Năm 2010, Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu áp dụng quy trình cấp cứu báo động đỏ liên viện dành cho những ca bệnh siêu khẩn cấp. Nhờ đó, các bác sĩ đã giành lại tính mạng cho nhiều em bé ngay trong tay tử thần, mặc dù khi nhập viện cấp cứu bệnh nhi đã ở tình trạng thập tử nhất sinh. Các bác sĩ của bệnh viện phải luôn mở điện thoại 24/24h, khi nhận được tín hiệu báo động có ca bệnh khẩn cấp, không cần biết là thời gian nào, đang ở đâu, tình trạng bệnh nhân thế nào, phải ngay lập tức có mặt tại phòng mổ. Và quy trình báo động đỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã mang lại sự sống cho 3 trường hợp bệnh nhi thập tử nhất sinh, đó là trường hợp của em bé sơ sinh văng ra khỏi bụng mẹ năm 2014 (An Giang), trường hợp thứ hai của 2 anh em bị đâm 11 nhát (Thành phố Hồ Chí Minh) và mới đây nhất là bé trai 11 ngày tuổi bị người phụ nữ lạ đâm dao xuyên não (Vĩnh Long).

2. Bệnh viện Quận Thủ Đức

Năm 2014 Bệnh viện Quận Thủ Đức được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế , bệnh viện chuyên phục vụ khám và điều trị bệnh cho cho người dân địa bàn Quận Thủ Đức và các tỉnh lân cận. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thề cán bộ viên chức của đơn vị nên chỉ trong vòng 8 năm từ 50 giường bệnh năm 2007 đã lên đến 800 giường thực hiện trên 3500 lượt bệnh nhân ngoại trú và tiếp nhân khoảng 150 trường hợp cấp cứu mỗi ngày. Bệnh viện Thủ Đức với đội ngũ nhân sự bệnh viện khoảng hơn 1200 người trong đó trình độ chuyên môn đại học và sau đại học là 357 người với 9 phòng và 32 khoa tương đương như một bệnh viện đầu ngành.

vicare.vn-quy-trinh-bao-dong-do-lien-vien-can-biet

Bệnh viện xây dựng các chuyên khoa kỹ thuật cao với đầy đủ các chuyên khoa: Nội, Nhi, Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh – cột sống, Ung bướu, Niệu, Da liễu, Tai – mũi – họng, Giải phẫu thẩm mỹ, Mắt, Răng hàm mặt – nha thẩm mỹ kỹ thuật cao, Sản, Y học cổ truyền và vât lý trị liệu -phục hồi chức năng, Khoa dinh dưỡng. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghệm, tay nghề cao cùng với phương tiện kỹ thuật hiện đại đã đã thu hút các chuyên gia, các Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành và đội ngũ bác sĩ có trình độ sau đại học ngày càng đông với tinh thần tận tâm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của bệnh viện. Nhờ áp dụng quy trình báo động đỏ liên viện, mới đây Bệnh viện Quận Thủ Đức cũng đã kịp thời cứu sống một bệnh nhân sinh năm 1990 cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, chấn thương phức tạp do bị xe tông. Khi nhận được báo động đỏ, các bác sĩ đã cùng vào cuộc phối hợp nối động mạch, khâu vết thương mạch máu, cắt lọc vùng dập nát, đặt khung cố định ngoài, truyền 18 đơn vị chế phẩm máu. Sau 4 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.