Phương pháp xoay chuyển ngôi thai mông mẹ bầu nên biết

Thông thường, thai nhi sẽ xoay về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh) trong cổ tử cung người mẹ khi sắp chào đời nhưng trong một số trường hợp, thai ngôi đỉnh không xảy ra dù đã sắp đến ngày sinh nở và đây được gọi là thai ngôi mông. Đối với tình trạng này đa phần các mẹ chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một cách là xoay chuyển ngôi thai trở về đúng vị trí, đây ...

Phương pháp xoay chuyển ngôi thai mông mẹ bầu nên biết Phương pháp xoay chuyển ngôi thai mông mẹ bầu nên biết

Thông thường, thai nhi sẽ xoay về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh) trong cổ tử cung người mẹ khi sắp chào đời nhưng trong một số trường hợp, thai ngôi đỉnh không xảy ra dù đã sắp đến ngày sinh nở và đây được gọi là thai ngôi mông. Đối với tình trạng này đa phần các mẹ chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một cách là xoay chuyển ngôi thai trở về đúng vị trí, đây là phương pháp thường được bác sĩ sử dụng trước khi quyết định có sinh mổ cho thai phụ hay không.

Thế nào là thai ngôi mông?

Theo Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ở tuần 32-36 thai kỳ, thai nhi sẽ tự xoay chuyển cơ thể để về vị trí thuận lợi cho việc sinh nở. Ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên gọi là ngôi thai bị ngược (ngôi mông).

vicare.vn-cau-chuyen-ve-phuong-phap-xoay-chuyen-ngoi-thai

Nguyên nhân thai ngôi mông?

Không ai có thể chắc chắn về lý do tại sao thai nhi lại ngôi mông nhưng có một số biến chứng có thể ảnh hưởng nhiều đến vị trí ngôi thai. Sinh ngược nhiều khả năng xảy ra ở những chị em mang đa thai, sinh non hoặc thai nhi có vấn đề về nhau thai. Nước ối trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nếu nước ối trong tử cung không đủ nhiều, tử cung có hình dạng bất thường, u xơ tử cung đều có thể gây khó khăn cho em bé trong việc xoay đầu xuống dưới những tháng cuối.

Các trường hợp của thai nhi ngôi mông

Có 3 vị trí ngôi mông chính là:

- Ngôi mông đủ (đùi co, gối gập)

- Ngôi mông thiếu kiểu mông (2 chân duỗi thẳng lên đầu)

- Ngôi mông thiếu kiểu chân (chân đưa xuống dưới, mông nằm cao)

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về ngôi thai mà mẹ bầu nên tìm hiểu

vicare.vn-cau-chuyen-ve-phuong-phap-xoay-chuyen-ngoi-thai

Cách xử lý đối với ngôi thai mông

1. Đối với các mẹ bầu

Khi phát hiện thai ngôi mông, người mẹ nên thử một số kỹ thuật để khuyến khích thai nhi di chuyển. Dù em bé có không dịch chuyển thì bài tập này cũng không ảnh hưởng gì đến sự an toàn của thai nhi. Một bài tập được gọi là độ nghiêng ngôi mông có thể có lợi trong trường hợp này. Bà bầu nên nằm xuống, nâng cao hông lên khoảng 3-4 cm so với sàn nhà và sử dụng gối êm để hỗ trợ phía dưới mông. Giữ nguyên ở vị trí này trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, âm nhạc cũng có thể giúp kích thích thai nhi di chuyển. Hãy đặt tai nghe vào phần dưới của bụng và khuyến khích em bé quay đầu xuống dưới.

2. Đối với các Bác sĩ

Trong trường hợp thai ngôi mông, các bác sĩ thường can thiệp bằng những phương pháp xoay thai. Phương pháp xoay thai ECV (External Cephalic Version), hay còn được gọi là thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài. Thai phụ sẽ được tiêm 1 loại thuốc để làm mềm cơ bụng, sau đó bác sĩ dùng tay để xoay đầu của em bé ( tất nhiên là thực hiện bên ngoài bụng). Trước khi thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài ECV, loại thuốc dùng để tiêm cho mẹ thường chứa tocolytic có tác dụng để thư giãn tử cung và ngăn chặn các cơn co thắt tử cung. Thuốc tocolytic thông dụng nhất là terbutaline. Tỉ lệ thành công trung bình là khoảng 65% khi xoay thai bên ngoài và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là lượng ối, cân nặng và vị trí của thai nhi...

vicare.vn-cau-chuyen-ve-phuong-phap-xoay-chuyen-ngoi-thai

Trong trường hợp sau khi thực hiện phương pháp ECV mà thai nhi vẫn không xoay lại thì các bác sĩ buộc phải tiến hành mổ lấy thai. Tất cả những trường hợp thai ngôi mông đều nên được sinh trong bệnh viện và bằng phương pháp sinh mổ.

Phương pháp xoay ngôi thai làm nên điều kỳ diệu

Năm 2013, Christy Rojas đến từ Sydney, Úc đang mang bầu đứa con thứ hai, tuy nhiên dù đã đến tuần 28 thai kỳ nhưng em bé vẫn ở vị trí thai nhi ngôi mông. Bác sĩ cho cô biết đây là vị trí ngôi ngược, chiếm 4/100 bé khi sinh nở và không thuận lợi cho mẹ nếu muốn sinh thường. Ở vị trí ngôi ngược khi chào đời, thai nhi sẽ rất dễ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và trong các trường hợp này bác sĩ thường chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, nguyện vọng của bà mẹ này là được sinh thường tại nhà nên cô đã cố gắng bằng mọi cách phải xoay được ngôi thai để giảm bớt những rủi ro có thể gặp phải khi sinh con.

Vì thế, bà mẹ 35 tuổi đã tìm rất nhiều các phương pháp với hy vọng thai nhi sẽ tự đổi ngôi như châm cứu, massage, đảo thai từ tuần 32 thai kỳ nhưng không có kết quả. Sau cùng, Christy đã quyết định nói ra nguyện vọng của mình với bác sĩ và thật may mắn, cô đã gặp được một bác sĩ đầu ngành trong việc xoay chuyển ngôi thai là Bác sĩ Andrew Sydney Bisits, Giám đốc khoa sản tại bệnh viện phụ sản Hoàng Gia (Úc). Ông đã nhận lời giúp đỡ Christy và chỉ dùng hai bàn tay của mình, vị bác sĩ đã giúp cô xoay chuyển ngôi thai tại tuần thứ 37 của thai kỳ. Và điều kì diệu đã xảy ra khi chỉ sau khoảng 2 phút, thai nhi đã tự chuyển vị trí rất dễ dàng. Hầu hết các mẹ bầu đều cho rằng phương pháp xoay chuyển ngôi thai này khá khó chịu nhưng mẹ Christy lại cảm thấy rất nhẹ nhàng.

[video width="528" height="298" mp4="

Ba tuần sau khi được bác sĩ hỗ trợ xoay ngôi thai, bà mẹ 35 tuổi đã thực hiện được nguyện vọng sinh con bằng phương pháp đẻ thường tại nhà và bé Matisse chào đời hoàn toàn khỏe mạnh do chính tay người bố đỡ đẻ.

Nguồn: Theo hoibacsi.com/ Bệnh viện phụ sản Mê Kông

>>> Xem thêm: Phải làm sao khi phát hiện mẹ bị ngôi thai ngược?