Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà theo Đông Y

Nhằm giải toả mối lo lắng đối với việc kháng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa cảm cúm tại nhà theo cách Y học cổ truyền.

Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà theo Đông Y Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà theo Đông Y

Mùa đông đến, thời tiết thay đổi, cảm cúm là căn bệnh phổ biến dễ mắc phải với bất cứ ai. Từ trước đây, rất nhiều người vẫn thường tự mua thuốc uống để điều trị các bệnh cảm sốt nhẹ tại nhà. Trong các liều thuốc tự kê đơn đó, có người uống không đúng liều, có người chỉ định sai thuốc và thêm nữa là tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh vô tội vạ. Đó là những nguyên nhân dẫn đến hiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh vô cùng nguy hiểm ngày hôm nay. Kháng thuốc đã gây nhiều hoang mang trong hầu hết mọi người, những người vốn có thói quen tin tưởng vào những liều thuốc sẵn có trong tủ thuốc gia đình. Góp phần giải toả mối lo lắng đối với việc phải thường xuyên dùng thuốc, theo Đông Y, người bệnh có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà bằng cách xông hơi bằng thảo dượcsúc miệng bằng nước muối như 2 cách dưới đây:

Xông hơi bằng thảo dược

Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản có nguồn gốc rất lâu đời, sử dụng phổ biến trong dân gian vì khá hiệu quả và nhanh chóng chỉ với những nguyên liệu sẵn có như lá tía tô, kinh giới, lá bưởi, xả,... Mục đích chính của phương pháp này là làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi, làm giãn nở mạch máu ngoại vi.

Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà

Theo Đông Y, nhiệt độ bình thường của cơ thể ổn định nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi gặp phải các triệu chứng ngạt mũi, đau đầu, đau họng, da khô, không toát mồ hôi, đau xương,... thì đó chính là hiện tượng bế tắc do cảm phong hàn. Khi đó các lỗ chân lông trên cơ thể bạn đang bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc nên làm xuất hiện một loạt những triệu chứng kể trên. Trong trường hợp này xông hơi sẽ giúp hàn tà, đưa các virut độc hại thoát ra ngoài khi lỗ chân lông mở.

- Các loại lá xông:

Các bài thuốc xông hơi thảo dược loại quý hiếm và khó tìm có thể được kê đơn và bán tại các nhà thuốc Đông Y. Ngoài ra, các bài thuốc thảo dược có thể dễ dàng tìm thấy như: lá tre, lá bưởi, mần trầu, hương nhu làm cùng một bộ có tinh dầu để tạo hương thơm; kết hợp lá duối, lá mây, sả, lá bưởi, chanh dùng để đào thải chất độc; với mục đích kháng khuẩn bạn có thể xông bằng lá hành, củ tỏi, ngải cứu.

Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà

- Cách nấu:

Dùng các loại lá xông đã rửa sạch cho vào nồi xông ngập nước, đậy nắp nấu sôi. Sau 7 - 10 phút, mở vung thật chậm cho hơi thoát ra từ từ. Để tăng nhanh tác dụng của phương pháp xông thảo dược, người bệnh có thể dùng một miếng bông nhỏ thấm đẫm dầu gió thả vào nồi nước lá. Tinh dầu bạc hà trong dầu gió sẽ theo hơi nóng lan tỏa và dẫn nhiệt vào cơ thể người ốm nhanh hơn.

Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà

- Cách xông:

Người bệnh cần xông hơi trong phòng kín, tránh gió lùa. Có thể tận dụng phòng tắm vách kính, hoặc các loại tủ vải giúp xông khơi tại nhà thường được bán sẵn ngoài thị trường; hoặc có thể chỉ cần ngồi tại bàn, giường và phủ một tấm chăn mỏng qua đầu, trùm cả vào nồi nước sôi vừa đun xong để giữ hơi nóng. Trong lúc xông hơi phải hít thở thật chậm và sâu để có tác dụng lâu trên đường hô hấp. Mồ hôi sẽ toát ra từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau khi xong dùng khăn bông lau khô hết mồ hôi và thay quần áo rồi nằm nghỉ.

Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà

- Một vài điểm cần lưu ý:

Các trường hợp sau không nên sử dụng biện pháp xông hơi:

  • Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi
  • Sốt siêu vi, sốt xuất huyết, cơ thể suy nhược, say rượu
  • Người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh, phụ nữ đang trong kỳ kinh
  • Người đang bị tiêu chảy, mắc bệnh ngoài da
  • Người mắc các bệnh về tim mạch
  • Người có biểu hiện tâm thần

Ngoài ra, không nên tắm ngay sau khi xông bởi khi đó lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ khiến bít tắc chân lông, máu lưu thông chậm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn rất tốt. Súc miệng bằng nước muối sẽ làm dịu cổ họng, kháng viêm tốt, giảm đau rát hắt hơi vì ho khan, cảm cúm. Người bệnh cảm nhẹ chỉ cần súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự so với các biện pháp xông hơi chữa cúm hoặc dùng thuốc tây. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một vài đặc điểm như sau:

  • Nước muối quá mặn hay quá nhạt đều không tốt cho sức khỏe. Nếu mặn quá sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng, còn nhạt quá sẽ không sát khuẩn không tiêu diệt được hết vi khuẩn trong miệng. Nước muối sinh lý 0.9 % là tốt nhất cho cơ thể
  • Sau khi súc miệng xong phải súc lại bằng nước lọc để bong ra các mảng bám của nước muối khi súc miệng
  • Không nên ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì cho rằng muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn, thật ra nó sẽ làm tổn thương các tế bào niêm mạc họng, nếu lâu dài gây thừa muối trong cơ thể

Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà

Trên đây là 2 cách đơn giản và tiện lợi lại có hiệu quả chữa cúm rất tốt, bạn có thể áp dụng mỗi khi thấy mình có những triệu chứng của cảm cúm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày hoặc kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, sốt quá cao thì nên đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi chữa cảm cúm bằng thuốc