Phụ nữ mang thai có nên ăn thịt chó không?

Trong thời gian mang thai, cần hết sức chú ý đến những loại thực phẩm nạp vào cơ thể. Đặc biệt, nếu bị nghén trong 3 tháng đầu, có trường hợp phụ nữ mang thai nghén thịt chó. Và có rất nhiều phụ nữ mang thai hoang mang và lo lắng không biết thịt chó có tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn thịt chó không? Phụ nữ mang thai có nên ăn thịt chó không?

HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Những ảnh hưởng của thịt chó tới phụ nữ mang thai

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Vy – Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương: “Thịt chó có lượng đạm cao. Với người bị bệnh gout, nếu ăn thịt chó sẽ bị đau,làm cho bệnh nặng nề hơn do dư thừa axit uric. Còn với thai phụ, nếu ăn thịt chó có thể khiến axit uric tăng lên, dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật”

Đồng ý rằng là thịt chó chứa nhiều đạm hơn thịt bò,thịt gà, thịt vịt, thịt lợn thông thường. Tuy nhiên, giá thành thịt chó cao hơn rất nhiều, cũng như phụ nữ mang thai không cần thiết phải bổ sung đạm bằng thịt chó. Có rất nhiều thực phẩm khác chứa nhiều đạm và an toàn với phụ nữ mang thai như thịt bò, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, nấm rơm...

Theo dân gian, ăn thịt chó nhiều có thể khiến bé bị mụn nhọt khi sinh ra. Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Vy cho biết “điều đó là không có, cũng chưa có ai nghiên cứu để chứng minh điều này”

Thêm vào đó, thịt chó thường được ăn cùng với mắm tôm và các loại rau sống – đều không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi. Mắm tôm đều có nguồn gốc không rõ ràng, có thể chứa những vi sinh vật đường ruột gây bệnh nguy hiểm.

vicare.vn_phu-nu-mang-thai-co-nen-an-thit-cho-khong-body-1

Thịt chó không tốt cho phụ nữ mang thai

2. Các loại thực phẩm phụ nữ mang thai cần bổ sung

Như vậy, thịt chó là món ăn phụ nữ mang thai nên hạn chế trong suốt thai kỳ. Thay vào đó, dưới đây là những nhóm thực phẩm cần bổ sung đầy đủ để có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Nhóm chất tinh bột

Thường gặp nhất là cơm, ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể bổ sung tinh bột bằng bún, cháo, phở, các loại ngũ cốc... để tránh nhàm chán và vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Nhóm chất đạm (Protein)

Protein đặc biệt cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Protein có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như: đậu nành, hải sản, thịt, trứng, sữa, nấm rơm...

Nhóm vitamin và khoáng chất

Nên chú ý bổ sung những loại rau có màu xanh đậm (rau bina, rau cải xanh, rau súp lơ...) và những loại thực phẩm có màu đỏ (cà chua, bí đỏ, gấc, cà rốt...). Những loại thực phẩm này đều chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B, sắt, kẽm, mangan, axit folic... - đều là những dưỡng chất cần thiết trong thời gian mang thai. Rau xanh còn bổ sung chất xơ, góp phần hạn chế hiện tượng táo bón ở phụ nữu mang thai.

Dầu mỡ

Nên ưu tiên bổ sung dầu mỡ có nguồn gốc thực vật như dầu hướng dương, dầu mè, dầu vừng, dầu cải...

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai cũng nên tuân thủ những nguyên tắc ăn uống cơ bản sau

  • Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm tái, sống như: rau sống, sushi, gỏi cá
  • Không nên ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm kéo dài
  • Hạn chế ăn đồ hộp, ưu tiên thực phẩm tự chế biến
  • Hạn chế đồ ăn sẵn như: burger, gà rán, khoai tây chiên...
  • Không ăn các loại cá biển chứa thủy ngân

vicare.vn_phu-nu-mang-thai-co-nen-an-thit-cho-khong-body-2

Nên bổ sung đạm bằng nấm rơm trong thời gian mang thai

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai luôn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt thai kỳ. Bên cạnh việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bà bầu cũng cần tránh xa những thực phẩm có hại hoặc tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh cao để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.