Phù chân – dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm do nhiễm độc thai nghén
Phù chân không đơn thuần là triệu chứng sinh lý của thời kỳ mang thai mà có thể đó là dấu hiệu của việc thai phụ bị nhiễm độc thai nghén. Nếu không được điều trị kịp thời, những biến chứng như thai nhi chậm phát triển, bị chết lưu thai hoặc gây nguy cơ tử vong cho cả người mẹ.
Phù chân – dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm do nhiễm độc thai nghén
Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai
Khi mang thai cơ thể của thai phụ sản sinh ra một loại hormone tên là relaxin tác động tới các dây chằng trong cơ thể. Dây chằng ở chân bị giãn ra khiến chân mẹ bầu trở nên to hơn so với bình thường, khi đứng lâu tĩnh mạch bị chèn ép khiến chân càng dễ bị sưng phù và nhức mỏi. Tình trạng này diễn ra từ tháng thứ năm của thai kỳ và là dấu hiệu sinh lý hết sức bình thường.
Thế nhưng, nguyên nhân gây phù chân không chỉ có một lý do này. Nếu thai phụ bị nhiễm độc trong thời kỳ mang thai cũng gây nên hiện tượng phù chân. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là phù chân do nhiễm độc thai nghén. Để phân biệt với việc chân phù do chèn ép tĩnh mạch thông thường thì chị em có thể thử bằng cách gác chân lên cao trong một thời gian dài. Nếu chân giảm sưng thì đó là phù chân thông thường, nếu chân vẫn giữ nguyên tình trạng phù như ban đầu thì hãy xác định mình có nguy cơ cao bị nhiễm độc thai nghén.
Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm độc thai nghén là chứng bệnh rất nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau như tăng cân nhanh, tăng huyết áp và phù cơ thể. Trong đó phù chân do nhiễm độc thai nghén là triệu chứng khá dễ nhận ra.
Căn bệnh này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai khiến em bé sinh ra dễ bị nhẹ cân sơ sinh. Nhiễm độc thai nghén còn gây ra các chứng tiền sản giật trong ba tháng đầu thai kỳ, khiến mẹ bị nôn nghén nặng nề.
Ở ba tháng giữa thai kỳ chúng có thể gây sản giật khiến thai nhi bị xô ép nặng nề, những trường hợp nặng thai nhi có thể bị chết lưu. Khi rơi vào ba tháng cuối, sản giật có thể khiến mẹ bị sinh non, gia tăng nguy cơ tử vong thai nhi và thai phụ.
Nhiễm độc thai nghén cũng kích thích tăng huyết áp ở mẹ khiến quá trình sinh nở nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Sau khi sinh ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén vẫn chưa chấm dứt. Chứng sản giật hậu sản chiếm 12% nguyên nhân tử vong của thai phụ sau khi sinh con.
Cách phòng tránh và đối mặt với nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra ở các thai phụ lần đầu tiên mang thai hoặc có tiền sử tim mạch, cao huyết áp. Những trường hợp mang thai song sinh hoặc đa thai cũng cần lưu ý kỹ lưỡng tình trạng trong từng giai đoạn thai kỳ để tránh bị nhiễm độc thai nghén.
- Tránh các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, nước có chứa cafein. Tập luyện thể dục đều đặn và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn đề phòng bệnh.
- Thai phụ có thể phát hiện bệnh bằng một số biểu hiện trên cơ thể hoặc qua thăm khám định kỳ. Phù chân do nhiễm độc thai nghén thường chỉ xảy ra ở thời kỳ giữa hoặc cuối thai kỳ. Có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nhấn vào những vùng thịt phù xem da thịt có đàn hồi trở lại hay không. Ở trong thời kỳ đầu bệnh sẽ biểu hiện qua việc tăng cân bất thường hoặc có hàm lượng cao albumin trong nước tiểu cao, tăng huyết áp lên cao hơn so với trước khi mang thai từ 30 – 40mmHg.
- Nếu đã bị nhiễm độc thai nghén chị em buộc phải theo dõi thường xuyên và áp dụng một số biện pháp để giảm tình trạng này.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và hạn chế ăn muối.
- Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhiều, tích cực nằm nghiêng về bên trái để tĩnh mạch cung cấp máu cho thai nhi không bị chèn ép.
- Nhập viện điều trị nếu thấy tình trạng nặng hơn và thời gian cách ngày sinh nở còn quá xa.
- Khi phát hiện cơ thể bị phù và nghi ngờ mình bị phù chân do nhiễm độc thai nghén các mẹ bầu cần ngay lập tức tới bệnh viện thăm khám dù chưa tới lịch khám thai định kỳ. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được những rủi ro và nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ lẫn con.