Phân biệt khô mắt và viêm kết mạc

Rất nhiều người thường nhẫm lẫn giữa hai căn bệnh khô mắt và viêm kết mạc, gây ra nhiều sai lầm trong cách điều trị và chăm sóc. Điều này không chỉ đem đến những nguy cơ xấu cho sức khỏe cho người bệnh, mà còn khiến họ bị suy giảm thị lực hoặc thậm chí là tổn thương thị giác vĩnh viễn.

Phân biệt khô mắt và viêm kết mạc Phân biệt khô mắt và viêm kết mạc

Rất nhiều người thường nhẫm lẫn giữa hai căn bệnh khô mắt và viêm kết mạc, gây ra nhiều sai lầm trong cách điều trị và chăm sóc. Điều này không chỉ đem đến những nguy cơ xấu cho sức khỏe cho người bệnh, mà còn khiến họ bị suy giảm thị lực hoặc thậm chí là tổn thương thị giác vĩnh viễn.

Tổng quan về bệnh khô mắt và viêm kết mạc

Khô mắt là tình trạng giảm tiết nước mắt, gây khô nhãn cầu, thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Khô mắt thường dẫn tới sự tổn thương của lớp phim nước mắt, làm tăng triệu chứng khó chịu ở trong mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh khô mắt có thể sẽ để lại sẹo giác mạc cho người bệnh, khiến họ bị suy giảm thị lực khó phục hồi, thậm chí có nhiều trường hợp gây mù lòa vĩnh viễn.

Viêm kết mạc là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do sự viêm nhiễm lớp màng trong suốt của mắt gây ra. Viêm kết mạc thường dẫn tới tình trạng ngứa rát, phù nề kết mạc và xuất huyết với biểu hiện dễ thấy nhất là phần lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ ngầu. Về lâu dài, Viêm kết mạc có thể khiến bệnh nhân chịu nhiều bất tiện trong sinh hoạt, gây loét giác mạc, viêm giác mạc và không loại trừ khả năng dẫn tới mù lòa.

Do có nhiều biểu hiện bệnh giống nhau như ngứa rát, đỏ mắt, chảy nước mắt liên tục nên nhiều người thường có sự nhầm lẫn khi phân biệt giữa bệnh khô mắt và viêm kết mạc. Điều này có thể dẫn tới những sai lầm trong cách chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tại nhà, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cũng như thị giác của người bệnh.

vicare.vn-phan-biet-kho-mat-va-viem-ket-mac-body-1
Viêm kết mạc có dấu hiệu lòng trắng chuyển sang màu đỏ.

Cách phân biệt khô mắt và viêm kết mạc

Nguyên nhân gây bệnh

Ở căn bệnh khô mắt, nguyên nhân gây bệnh thường là do tuổi tác, sự kích thích từ yếu tố ô nhiễm của môi trường như khói bụi, tàu xe, thuốc lá, sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử trong một thời gian dài mà không chớp mắt. Ngoài ra những người mắc phải các bệnh lý về miễn dịch như thấp khớp, lupus, đái tháo đường, bướu cổ, sử dụng các loại thuốc kiểm soát nội tiết tố cũng có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt.

Trong khi đó, bệnh viêm kết mạc có nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm kết mạc. Các nguyên nhân khác có thể kể tới như do dị ứng với khói bụi, hóa chất hoặc sử dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Mặc dù hai căn bệnh có các biểu hiện chung như tình trạng ngứa rát, cộm mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng...Song điểm khác biệt nằm ở chỗ, bệnh viêm kết mạc thường có nhiều biểu hiện cấp tính đặc trưng như sốt nhẹ, nổi hạch ở trước hai tai, ấn vào thấy đau. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải chống lại các vi khuẩn virus gây bệnh bằng cơ chế tự vệ bản năng.

Khả năng lây lan

Bệnh khô mắt không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Nhiều trường hợp bệnh nhân khô mắt phải hạn chế tiếp xúc với bên ngoài là do lớp phim nước mắt quá khô, không còn khả năng bảo vệ và kháng lại vi khuẩn. Do vậy cần phải ở nhà điều trị để tránh nguy cơ mắc phải các loại virus có thể gây tổn thương cho đôi mắt.

Ngược lại, bệnh viêm kết mạc là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao trong cộng động thông qua đường hô hấp. Người thường khi tiếp xúc trực tiếp với các loại gỉ mắt, chất tiết ra từ mắt của người bệnh thông qua các vật dụng cá nhân, bắt tay, cầm nắm, chạm vào thì đều có thể bị lây bệnh. Do đó khi mắc tình trạng viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) người bệnh thường được khuyên nên đeo khẩu trang khi ra đường và không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác để phòng trừ lây nhiễm.

vicare.vn-phan-biet-kho-mat-va-viem-ket-mac-body-2

Phương pháp điều trị

Đối với bệnh khô mắt, phương pháp chữa trị chủ yếu là sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao để nhằm duy trì độ ẩm và hạn chế khả năng bốc hơi của nước mắt. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ được khuyến khích giảm tải khả năng tập trung của mắt lên các loại thiết bị điện tử, tốt nhất là nên thư giãn mắt sau khoảng 30 phút làm việc để mắt được chớp liên tục và đảm bảo độ ẩm lên bề mặt của mắt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kính bảo vệ mắt để hạn chế bớt những nguy cơ viêm nhiễm cho mắt trong quá trình điều trị. Tuy nhiên căn bệnh khô mắt vẫn đòi hỏi người bệnh phải điều trị trong một thời gian dài mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh.

Còn đối với bệnh viêm kết mạc, tùy theo nguyên nhân của bệnh là do virus hay vi khuẩn mà bác sĩ sẽ có những chỉ định về loại nước nhỏ mắt cho bệnh nhân như nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Bệnh nhân mắc viêm kết mạc có thể khỏi bệnh trong tối đa 1 – 2 tuần với điều kiện sử dụng thuốc đủ liều và hệ miễn dịch được tăng cường hiệu quả. Chủ yếu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh các loại thực phẩm, rau củ quả có thể làm tăng sức đề kháng cho cơ thể như thịt bò, rau có màu xanh thẫm, khoai lang, cà rốt, các loại đậu...

Mong rằng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, các bạn đã có được cho mình cách phân biệt căn bệnh khô mắt và viêm kết mạc thực sự hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt một cách tốt nhất.