Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén

Đau dạ dày khi mang thai là một nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Triệu chứng của ốm nghén, căng thẳng, chế độ ăn, vi khuẩn Hp... có thể gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, chúng ta cần Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén

Đau dạ dày khi mang thai là một nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Triệu chứng của ốm nghén, căng thẳng, chế độ ăn, vi khuẩn Hp... có thể gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, chúng ta cần Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về đau dạ dày thai kỳ

Đau dạ dày thai kỳ là dạng đau dạ dày khi mang thai có những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy lại rất giống với đau dạ dày do thai nghén, vì vậy mà ngoài những triệu chứng trên thì mẹ bầu còn có các biểu hiện như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

Bên cạnh đó bạn cảm thấy cơn đau đặc biệt nặng khi quá đói hoặc quá no. Những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ như xoài, cóc, ổi, mận... sẽ khiến cho bạn khổ sở vì đau bụng. Lý do là chúng có chứa rất nhiều acid, và cộng thêm muối ớt cay bỏng lưỡi ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.

Trong lúc mang thai, nhất là mang thai 3 tháng đầu, thì dạ dày sẽ rất đau do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.

Khi mang thai nặng, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn thì cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung...

vicare.vn-phan-biet-dau-da-day-thai-ky-voi-thai-nghen-body-1

Tìm hiểu về đau dạ dày thai nghén

Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén rất đơn giản. Các cơn đau dạ dày thai nghén thường chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu là nhiều, càng về sau thì càng giảm dần và chỉ còn xuất hiện các cơn đau dạ dày thai kì như đã nói ở trên. Biểu hiện chính của đau dạ dày thai nghén là cơn đau không kéo dài, không âm ỉ, chỉ đau trong một khoảng thời gian nhất định có đi kèm hiện tượng buồn nôn và nôn.

Thông thường, các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé, không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.

Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Mặc dù phải hạn chế ăn nhiều loại thực phầm nhưng qua đó các mẹ có thể tránh các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thực phẩm. Bên cạnh đó, các bà bầu bị ốm nghén thường ít bị sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.

Tuy nhiên, sẽ có có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng thai nghén nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn.

vicare.vn-phan-biet-dau-da-day-thai-ky-voi-thai-nghen-body-2

Lưu ý chế độ ăn tránh đau dạ dày khi mang thai

Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, tần suất nôn mửa do ốm nghén diễn ra thường xuyên nên rất dễ làm bà bầu bị đau dạ dày. Mẹ bầu cần phải làm gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho con phát triển vừa giảm bớt tình trạng đau dạ dày?

- Mẹ bầu cần tránh ăn những thực phẩm khô cứng như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối, măng, cà... Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.

- Tuyệt đối không đụng đến những món ăn chứa chất kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu, thức ăn cay, món chua hoặc món dễ sản sinh a-xít như khoai lang, khoai tây, dưa muối...

- Không ăn quá nhanh hay quá no. Tốt nhất là nhai kỹ, nuốt chậm.

- Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, mỳ, cơm mềm. Sữa và trứng cũng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng.

- Ăn nhiều hải sản để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm - chất rất quan trọng để làm lành chỗ bị viêm loét dạ dày.

- Tốt nhất thì mẹ bầu nên ăn các món luộc, hấp, ninh thay vì chiên, xào với nhiều dầu mỡ. Đồng thời chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn 3 bữa lớn khiến dạ dày phải hoạt động quá tải cùng một lúc.

- Tránh vận động mạnh sau khi ăn, không nên nằm ngay sau khi ăn. Hãy đi lại nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ hơn. Không nên để bụng quá đói.

- Luyện tập với bộ môn đơn giản như tập yoga, thiền, đi bộ, bơi lội để khỏe khoắn và vui vẻ hơn.

HoiBenh mong rằng bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén một cách rõ ràng, đồng thời biết cách ăn uống để giúp cho cả mẹ và bé phát triển tốt lành.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
  • Chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện chứng đau dạ dày thai kì