Phải làm gì khi bị chó dại cắn?
Bị chó dại cắn không nên xem thường, đã có nhiều câu chuyện thương tâm vì nạn nhân bị chó hoang cắn, nhưng không may mảy đến khả năng bị dại. Chó dại cắn là một tai nạn nếu không xử trí đúng cách thì rất dễ có nguy cơ tử vong. Vậy bạn cần làm gì khi bị chó dại cắn, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Phải làm gì khi bị chó dại cắn?
Bệnh dại là một loại virus gây ra, thông thường là do chó dại cắn. Đã có rất nhiều trường hợp bị chó dại cắn (ở cả người lớn lẫn trẻ em) những người thân và người xung quanh không biết cách xử lý. Đây là một tai nạn nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không biết cách xử lý kịp thời. HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để biết làm gì khi bị chó dại cắn.
Cách ly chó dại với người bị cắn
Ngay sau khi bị một con chó lạ từ đâu chạy đến tấn công bạn hay bạn không biết chủ của con chó đó là ai, cần phải tránh xa, cách ly nó để không bị cắn tiếp. Có nhiều cách để xua đuổi, nên tìm những thứ phòng vệ xung quanh để đuổi con chó đó ra. Cũng có những trường hợp, phải đứng yên không nên chạy vì chó sẽ có phản ứng cắn lại dữ dội hơn. Cần biết phán đoán tình hình chú chó sau khi bị cắn để bảo đảm an toàn tính mạng.
Làm sạch vết chó cắn
Sau khi cách ly nếu bên cạnh không có ai đi cùng để trợ giúp thì phải nhanh chóng tới nhà dân gần nhất để xin nước và rửa sạch vết thương. Khi rửa cần cho vòi nước chảy liên tục, lấy xà phòng chà lên vùng bị cắn dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ hết chất bụi bẩn bên ngoài phòng tránh nhiễm trùng hoặc dính mầm bệnh. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh sẽ gây bong tróc vùng da, làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
Sát trùng kỹ vết thương
Rửa sạch vết thương thì dùng giẻ lau khô, lấy ít nước muối sinh lý hoặc oxy già đổ một ít trực tiếp lên chỗ bị chó dại cắn để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh. Tránh đổ quá nhiều sẽ gây xót vết thương. Nếu vết thương chảy nhiều máu thì cần cầm máu ngay lập tức, bằng cách dùng băng gạc y tế hoặc vải sạch băng bó lại ngay.
Đưa đến cơ sở y tế
Cần tiêm ngay vắc - xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
- Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc - xin phòng dại kịp thời.
- Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Không tiêm ngay mà có thể theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
- Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc - xin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần đi tiêm phòng dại nữa.
Tuy nhiên, khi bị chó cắn không nên xem thường, đã có nhiều câu chuyện thương tâm vì nạn nhân bị chó hoang cắn, nhưng không may mảy đến khả năng bị dại. Sau một thời gian dài mới bắt đầu phát bệnh, lúc đó đã muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết cách xử lý kịp thời hoặc quá chủ quan. Một số triệu chứng của người bị chó cắn phát bệnh dại bao gồm sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, các ca nặng dẫn tới liệt, hôn mê thậm chí là tử vong. Vậy nên, khi bị chó cắn tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có hướng xử lý phù hợp. Không nên chủ quan và nên nghe theo chỉ định của cán bộ y tế có chuyên môn.