Ốm nghén và những điều cần biết khi mang thai
Có thể nói hiện nay, có khoảng 3/4 số phụ nữ mang thai trong thời gian 3 tháng đầu đều có cảm giác nôn nao, vừa bị ói mửa và vừa cảm thấy buồn nôn. Thời gian mà bà bầu cảm thấy rõ ràng nhất là khoảng vào tuần thai thứ 6 hoặc một số người có thể sớm hơn là tuần thai thứ 4, nó có thể bị nặng hơn vào các tháng kế tiếp. Hiện tượng này người ta còn gọi là ốm nghén nặng.
Ốm nghén và những điều cần biết khi mang thai
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén chính là hiện tượng xuất hiện ở bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai. Thực tế cho thấy có tới 80% số người mang thai phải trải qua quá trình này. Tuy nhiên vẫn có 20% lượng người may mắm mang bầu suôn sẻ, không hề bị cảm giác buồn nôn hay là kén ăn... Khi bị triệu chứng ốm nghén nặng thì các bà bầu cứ an tâm, vì đây là dấu hiệu bình thường mà hầu như khi mang bầu bà mẹ nào cũng phải trải qua.
>>> Xem thêm: Khi nào xuất hiện ốm nghén và cách phòng ngừa ốm nghén?
Đối tượng hay bị ốm nghén nặng biểu hiện như thế nào?
Hầu hết các chị em đều phải trải qua tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, tuy nhiên cũng có người không bị. Và những trường hợp có nguy cơ bị ốm nghén cao nhất đó là:
- Người đó mang đa thai, hoặc do trong quá trinh mang thia thì lượng hCG và estrogen, lượng hormone trong cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Chính vì thế các bà bầu sẽ có cảm giác ốm nghén nặng hơn so với bình thường.
- Lần mang thai thứ 2 trong cuộc đời làm mẹ, và lần mang thai trước đã bị ốm nghén.
- Bà bầu có tiền sử khi uống thuốc ngừa thai là bị phản ứng phụ như nôn ói, chứng tỏ cơ thể của bà bầu phản ứng với estrogen. Chính vì thế đây là nguyên nhân gây ra ốm nghén.
- Bà bầu hay bị say xe, say sóng
- Di truyền, nếu như gia đình có lịch sử bị ốm nghén thì khả năng cao bà bầu cũng sẽ bị ốm nghén
- Bà bầu bị đau nửa đầu, bệnh này cũng có thể dẫn tới việc ốm nghén khi mang thai.
Tại sao bị ốm nghén nặng khi mang thai?
Nguyên nhân dẫn tới việc ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên đây có thể là tổng hợp của lượng thay đổi về mặt thể chất trong cơ thể bà bầu dưới một số tác động như:
- Lượng hormone HCG trong cơ thể tăng nhanh thời gian đầu của giai đoạn mang thai. Chúng được xem là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bà bầu bị cảm giác nôn nao muốn ói, ở những thai phụ có lượng HCG cao thì khả năng ốm nghén sẽ cao hơn.
- Lượng estrogen tăng nhanh trong giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn tới ốm nghén.
- Bà bầu nào nhạy cảm với mùi, có thể mùi thức ăn hoặc mùi gì đó mà bà bầu bị dị ứng thì cũng khiến bà bầu có cảm giác nôn nao, buồn ói. Hoặc do dạ dày của bà bầu nhạy cảm nên dẫn tới hiện tượng này khi mang bầu.
- Trong giai đoạn đầu mang thai thì tâm lý của các bà bầu thường căng thẳng, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ốm nghén nặng hơn.
Khắc phục ốm nghén nặng
Thông thường thì hiện tượng ốm nghén dù nặng hay nhẹ sẽ hay diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, và nó được xem là cao điểm nhất ở tuần thứ 10 và giảm dần sau đó. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Vân - Bác sĩ tại Bộ Y tế có chia sẽ trên HoiBenh.vn như sau:
Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ sáu và có xu hướng đạt đỉnh điểm quanh tuần thứ 8-9. Hiện nay chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên phần nào giảm bớt được sự khó chịu:
- Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.
- Tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến dễ bị nghén hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
- Mỗi ngày nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén.
- Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
- Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng... giúp không còn cảm giác buồn nôn.
- Không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất.
- Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa, vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.