Nôn ra nước chua khi mang thai có nguy hiểm?

Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở bà bầu trong những tháng đầu mang thai, gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu mỗi khi buồn nôn. Nôn khi mang thai có rất nhiều dạng, nôn khan, nôn ra dịch vàng, và còn nôn ra nước chua khi mang thai nữa.

Nôn ra nước chua khi mang thai có nguy hiểm? Nôn ra nước chua khi mang thai có nguy hiểm?

Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở bà bầu trong những tháng đầu mang thai, gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu mỗi khi buồn nôn. Nôn khi mang thai có rất nhiều dạng, nôn khan, nôn ra dịch vàng, và còn nôn ra nước chua khi mang thai nữa.

1. Hiện tượng nôn nghén khi mang thai là gì?

Nôn nghén là tình trạng thường gặp ở người mang thai, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nôn nghén khi mang bầu. Song các chuyên gia y tế tin rằng, hiện tượng này có liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Nôn nghén tuy không phải bệnh nhưng nó gây chán ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, triệu chứng nôn nghén thường gặp là: Nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi, giảm cân, giảm đi tiểu, lú lẫn, choáng, ngất xỉu. Tùy theo thể trạng của bà bầu, mức độ nôn nghén xảy ra có thể khác nhau về thời điểm cũng như dịch nôn ra.

Nôn nghén thường xuất hiện ở những tháng đầu thời kỳ mang thai. Những yếu tố làm phát sinh nôn nghén không tuân theo nguyên tắc nào cả. Với một số người, đó có thể là mùi chiên xào thức ăn, mùi cơm, số khác lại là mùi thuốc lá, có người sợ mùi mỹ phẩm. Thậm chí một số người rất sợ thức ăn mà họ đã dùng bấy lâu nay...

Ngoài ra, một số yếu tố tâm lý cũng có thể có liên quan đến tâm trạng buồn nôn, như lo âu trước việc mang thai. Tuy nhiên, mức độ những cơn khó chịu thay đổi ở mỗi người khác nhau, và theo từng giai đoạn, có người chịu đựng chỉ vài tuần lễ, một số khác thì chịu đựng lâu hơn hoặc với mức độ nặng hơn.

2. Khi nào nôn ói trở nên nguy hiểm trong thai kỳ

Nếu bà bầu ăn vào là nôn, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan thì có thể bị nhiễm độc thai nghén, chế độ dinh dưỡng thai kỳ khi đó cũng bị ảnh hưởng do ăn uống không được gây thiếu chất. Tình trạng nôn mửa kéo dài sẽ dẫn đến thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực.

Thậm chí, mẹ bầu bị ốm nghén nặng có thể còn khiến da nhăn nheo, hơi vàng, tim đập nhanh, nước tiểu ít, không muốn ăn. Nếu kéo dài có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh, mê sảng, vật vã, co giật, hôn mê. Nôn ói nhiều sẽ dễ khiến thai phụ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu cả chức năng gan. Với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và chết lưu.

Ốm nghén nặng còn được gọi là tình trạng nhiễm độc thai nghén. Khoảng 10% bà mẹ mang thai bị nhiễm độc thai nghén muộn (ở 3 tháng cuối thai kỳ)

Với các triệu chứng: Cao huyết áp, phù nề ở chân hoặc phù nề toàn thân, protein niệu. Nếu mẹ bầu bị nghén nặng 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu báo trước tiền sản giật, nhau bong non, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con.

vicare.vn-non-ra-nuoc-chua-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-body-1

3. Nôn ra nước chua khi mang thai và các triệu chứng khác.

Mang thai là điều tuyệt vời nhất đối với người phụ nữ. Đây chính là đánh dấu bước khởi đầu để thực hiện thiên chức cao quý làm mẹ. Do đó, khi cơ thể xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu lạ nào, chị em đều có thể liên tưởng ngay đến việc mình đã có con.

Theo đó, không ít phụ nữ khi gặp phải tình trạng ợ chua vẫn luôn băn khoăn, thắc mắc ợ chua có phải dấu hiệu mang thai? Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là dấu hiệu nhận biết mang thai mà có khả năng hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề.

Theo các chuyên gia sức khỏe, mặc dù ợ chua không phải là dấu hiệu mang thai nhưng đây lại là hiện tượng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Hiện tượng ợ chua khi mang thai là do thức ăn trong dạ dày đang trong quá trình tiêu hóa bị đẩy ngược lên thực quản. Khi ợ hơi, ợ chua, mẹ bầu có cảm giác khí đó thoát ra và dồn lên trên lồng ngực, đồng thời lan nhanh đến phần cổ họng và tràn tới khoang miệng. Lúc này mẹ bầu cảm nhận được vị chua rất rõ rệt và buồn nôn, đó là hiện tượng nôn ra nước chua khi mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị ợ chua khi mang thai như:

  • Nằm ngay sau khi ăn no, ăn quá no.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Ăn nhiều gia vị có mùi.
  • Sử dụng nhiều thức uống có chứa caffeine.

Chứng ợ chua và nôn ra nước chua ở mẹ bầu ngày càng tăng khi chế độ ăn uống thiếu khoa học, và điều này sẽ dễ gây hại đến sức khỏe của 2 mẹ con. Ngoài ra, sự thay đổi về hormone khi mang thai cũng có thể gây nên chứng ợ chua. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến thực đơn ăn uống hàng ngày để tránh gặp phải các bệnh tiêu hóa.

Ở một vài trường hợp mẹ bầu còn nôn ra dịch vàng và có vị đắng. Theo nghiên cứu, nôn dịch vàng do trong dịch có mật. Điều này chứng tỏ mẹ bầu đã nôn hết tất cả, nôn ra dịch mật có nhiều nguyên như: thai hành, viêm dạ dày, viêm tụy, viêm ruột...

Thông thường, mẹ bầu nôn ra dịch vàng đắng vào buổi sáng, lúc đang vệ sinh cá nhân ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ thường mắc hội chứng trào ngược dạ dày, 2 giai đoạn này, hormone thai kỳ tác động lên các cơ bụng khiến việc tiêu hóa trở nên chậm hơn.

Khi đó thức ăn di chuyển lòng vòng ở dạ dày, nếu ăn quá nhiều có thể gây chứng ợ nóng cấp tính hoặc trào ngược dạ dày. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, hiện tượng này lại khá có ích đối với thai nhi, vì khi tiêu hóa chậm thì các chất dinh dưỡng sẽ dần được bé hấp thụ qua dây nhau.

Vì vậy, mẹ bầu không cần phải lo lắng liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho con hay không, và tình trạng nôn dịch vàng đắng có thể khắc phục được nếu.

- Mẹ bầu tuân thủ và cải thiện chế độ ăn uống để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

  • Chia nhỏ các bữa ăn giúp giảm bớt lượng axit dư thừa có trong dạ dày một cách thấp nhất.
  • Tránh ăn đồ cay nóng và chứa caffeine.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn uống chậm rãi, không nên vừa ăn vừa uống.
  • Không nên nằm quá lâu phải đi lại, vận động nhiều.

4. Những thực phẩm chống buồn nôn hiệu quả cho mẹ bầu

Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu phải liên tục đối mặt với những cơn buồn nôn dữ dội, và dưới đây là một số thực phẩm chống buồn nôn hiệu quả và an toàn có thể giúp cho mẹ bầu vượt qua những ngày ốm nghén mệt mỏi.

Chữa ốm nghén khi mang thai với gừng

Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi với nước pha chút mật ong để uống sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả.Gừng được khoa học thực tế chứng minh là có thể làm giảm các cảm giác buồn nôn nói chung cũng như nôn nghén nói riêng ở phụ nữ có thai. Mẹ bầu có thể nhâm nhi một tách trà gừng ấm, bánh quy tẩm gừng hay kẹo gừng đều vô cùng hiệu quả.Gừng là củ có vị cay, tính ấm, giúp tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa. Có khả năng làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.Thực tế khi mẹ bầu bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm đều có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.Có một cách hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất mà bạn có thể sử dụng, là lấy nước ép mía tươi trộn chung với nước ép gừng tươi và uống ngày 3 - 4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến bạn ăn ngon miệng hơn rất nhiều.

vicare.vn-non-ra-nuoc-chua-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-body-2

Chữa ốm nghén hiệu quả bằng lá tía tô

Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm có công dụng an thai, chữa động thai loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.

Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.

Chữa ốm nghén bằng cách sử dụng bánh quy

Bánh quy, bánh mì khô hay bánh mì nướng có khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó có thể giảm các triệu chứng buồn nôn rất hiệu quả. Mẹ bầu cũng nên để một ít bánh quy trên đầu giường, và ăn trước khi rời giường vào buổi sáng đó là thời điểm cơ thể thường nghén nặng nhất.

Chữa ốm nghén bằng quả táo

Trong táo có chứa lượng chất xơ vừa phải từ quả táo tươi đi qua thực quản xuống dạ dày có thể giúp chặn lại cảm giác buồn nôn khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh táo ngọt, mẹ cũng có thể thử một vài miếng táo chua để thấy hiệu quả nhanh hơn.

Chữa ốm nghén bằng chuối chín

Nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn quá nặng, đi kèm với mất nước thì ăn chuối chín cũng có thể hạn chế được tình trạng này. Trong chuối có chứa nhiều kali khi ói mửa hay tiêu chảy nhiều, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến bạn có cảm giác mệt mỏi buồn nôn thêm trầm trọng. Vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng mà lại đơn giản.

Chữa ốm nghén bằng củ cải

Củ cải có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn. Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.

Để có tác dụng hiệu quả tốt hơn, bạn nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.

Chữa ốm nghén bằng trái bí đao

Bí đao có vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm như trà uống thay nước mỗi ngày, hoặc có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày, cũng rất bổ dưỡng và tốt cho mẹ bầu.

Vỏ cam, quýt, quất

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam có tác dụng rất tốt giúp chống nôn rất tốt bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

Và khi bạn buồn nôn hãy ngửi chanh tươi. Những trái chanh hay vỏ chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Chữa ốm nghén bằng lá bạc hà

Hương thơm tươi mát của bạc hà có thể làm cho tình thần mẹ bầu thoải mái hơn, đồng thời cũng làm giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng. Nhai lá bạc hà tươi, uống trà bạc hà hay ăn kẹo bạc hà, thậm chí chỉ ngửi là bạc hà đều được xem là các phương pháp hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể nghiền nát lá bạc hà cho vào nước chanh để uống sẽ giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.

Khoai tây nướng

vicare.vn-non-ra-nuoc-chua-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-body-3

Một củ khoai tây nướng vừa chín tới cũng có thể giải quyết sự khó chịu trong dạ dày cho mẹ bầu. Tinh bột có trong khoai nhanh chóng bổ sung chất bột cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể nướng khoai đơn giản bằng lò vi sóng hay lò nướng đối lưu, chú ý nên đặt một bát nước phía dưới để tránh khoai bị quá khô.

Chữa ốm nghén bằng nước

Khi cơ thể bị mất nước có thể dẫn tới những cơn đau đầu, kèm theo cảm giác buồn nôn ở mẹ bầu. Chính vì vậy trong mùa hè nóng nực này, mẹ bầu nên thường xuyên nhắc nhở bản thân mình uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước. Bên cạnh đó, nước lạnh cũng có thể phần nào làm dịu đi cảm giác buồn nôn của các mẹ.

Trong những trường hợp bà bầu ăn vào là nôn ra hết và có những triệu chứng trầm trọng, thì nên đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời kiểm tra và chữa trị.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết, về tình trạng nôn ra nước chua khi mang thai, và cách khắc phục buồn nôn hiệu quả cho bà bầu. Hi vọng các mẹ sẽ có thêm những kinh nghiệm cần thiết, để hạn chế hiện tượng nôn và buồn nôn khi mang thai, sớm vượt qua những ngày ốm nghén khó chịu mệt mỏi

Xem thêm:

  • Ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai phải làm sao?
  • Ốm nghén không ăn được gì phải làm sao?
  • Thông thường có thai bao lâu thì bị ốm nghén?