Những xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu nếu chẳng may gặp chồng phải biết

Với những cặp vợ chồng, điều khiến họ lo lắng và sợ hãi nhất chính là nghe tin thai chết lưu khi đang trong thời gian mong chờ con chào đời. Sau khi mọi chuyện đã qua đi, các cặp vợ chồng cũng muốn tiến hành những xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu là ở đâu để biết cách chữa trị, phòng tránh. HoiBenh sẽ giúp các bố mẹ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Những xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu nếu chẳng may gặp chồng phải biết Những xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu nếu chẳng may gặp chồng phải biết

Với những cặp vợ chồng, điều khiến họ lo lắng và sợ hãi nhất chính là nghe tin thai chết lưu khi đang trong thời gian mong chờ con chào đời. Sau khi mọi chuyện đã qua đi, các cặp vợ chồng cũng muốn tiến hành những xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu là ở đâu để biết cách điều trị, phòng tránh. HoiBenh sẽ giúp các bố mẹ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Có thể nói, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân thai chết lưu chính là cách để các cặp vợ chồng biết được thai không thể phát triển là do đâu, tuổi thai chết lưu thường là gì và cách thức xử lý những vấn đề đó như thế nào.

Vì sao lại có hiện tượng thai lưu?

Khi mang thai, mẹ nào cũng luôn cố gắng hết sức để đảm bảo được sức khỏe và môi trường hoàn hảo để con yêu có thể phát triển được. Thế nhưng, cơ địa mỗi người phụ nữ mỗi khác do đó mà dẫn tới nhiều nguyên nhân khiến thai chết lưu. Nhưng thông thường, nguyên nhân chủ yếu vẫn nằm ở việc người mẹ có chế độ ăn uống không đủ chất, bị suy dinh dưỡng hoặc do mẹ mắc phải những bệnh lý nội khoa mạn tính hay cấp tính, do mẹ nghiện ma túy hay bị bệnh nhiễm trùng, do mẹ bị nghiện loại thuốc nào đó hoặc sử dụng một số dược chất có nguy hiểm cho sự phát triển và sự sống của bào thai.

vicare.vn-nhung-xet-nghiem-tim-nguyen-nhan-thai-luu-can-biet-body-1

Hơn nữa, trong suốt quá trình mag thai, nếu như mẹ mắc phải các bệnh cấp tính khiến cơ thể bị sốt cao, những bệnh mạn tính như: tim mạch, thận, sản giật, tiền sản giật, bị chảy máu khi mang thai... lại càng dễ khiến cho thai bị chết lưu. Đây cũng là nguyên nhân đáng để mẹ phải lưu tâm.

Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, có thể do bản thân thai nhi đã gặp phải những bất thường về nhiễm sắc thể, bị xung khắc với nhóm máu của mẹ hoặc cũng có thể bị nhiễm trùng từ trong bụng mẹ nên không thể phát triển và sống được.

Xử lý thai chết lưu như thế nào?

Thường thì nếu như thai chết lưu quá sớm (từ 1 – 2 tháng) thì có thể sẽ tự tiêu mà chính mẹ cũng không hề biết mình đã mang thai. Nhưng nếu như thai đã lớn (khoảng 3 – 6 tháng) thì có thể mẹ sẽ bị sảy thai hoặc phải đẻ chỉ huy. Khi có hiện tượng này, mẹ sẽ được bác sĩ áp dụng một số cách xử lý thai chết lưu như dưới đây:

  • Phương án nạo thai hoặc nong cổ tử cung: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thai chết lưu mà thể tích tử cung bé hơn tử cung của thai 3 tháng hoặc do chiều cao tử cung dưới 8cm. Thủ thuật này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với nạo thai sống bởi vì lúc này xương thai đã to, rắn, nhau bị xơ hóa và bám chặt vào thành tử cung. Bác sĩ sẽ theo dõi chảy máu sau nạo và thường xuyên kiểm tra xem mẹ có bị sót nhau thai hay không.
  • Áp dụng cách gây sảy thai, chuyển dạ: Phương án này sẽ được áp dụng cho tất cả những trường hợp thai bị chết lưu to mà bác sĩ không thể nong hay nạo được.

vicare.vn-nhung-xet-nghiem-tim-nguyen-nhan-thai-luu-can-biet-body-2

Cần xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu như thế nào?

Thông thường, nếu như mẹ đã biết được nguyên nhân của lần thai chết lưu từ trước đó và cách thức xử lý thì những lần sau mẹ sẽ biết được kết quả chính xác hơn khi đi làm xét nghiệm. Trong trường hợp thai chết lưu, cả vợ và chồng đều phải cùng đi xét nghiệm khả năng sinh sản của mình để cho ra kết quả chắc chắn nhất. Những xét nghiệm đó thường là:

  • Xét nghiệm nhiễm sắc đồ cho cả 2 vợ chồng để kiểm tra những dấu hiệu bất thường về di truyền.
  • Tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết của mẹ có bình thường không, để xem mẹ có bị dương tính với hội chứng kháng phospholipid không (đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thai chết lưu).
  • Người vợ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra xem tử cung của mình có dị dạng hay không, sẽ kiểm tra niêm mạc tử cung, kiểm tra buồng trứng, trứng... xem có vấn đề gì hay không, hoạt động có tốt không.
  • Người vợ cũng sẽ khám nội khoa tổng quát để kiểm tra xem có bị mắc các bệnh nội khoa hay không.
  • Người chồng sẽ tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra xem chất lượng tinh trùng nếu như người chồng đã trên 40 tuổi.
  • Ngoài ra, thai phụ còn phải tiến hành xét nghiệm yếu tố Rh trong trường hợp bị sảy thai liên tiếp. Bởi vì, nếu mẹ và con bất đồng nhóm máu với nhau thì mẹ không thể có thai được (nếu có thai là bị sảy chứ không phải thai chết lưu).

Như vậy, sau khi thai chết lưu, bố mẹ nên tiến hành ngay những xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu như trên để đưa ra những phương án điều trị kịp thời. Nên nhớ rằng, tâm lý mẹ phải luôn thoải mái thì mới nhanh chóng hồi phục và sẵn sàng cho đợt mang thai tiếp theo.