Những vấn đề của mẹ bầu sau sinh phải đối mặt
Sản phụ sau khi sinh phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần và điều này thường không dễ dàng với bất kỳ người phụ nữ nào khi được làm mẹ. Dưới đây sẽ là những vấn đề mà các sản phụ gặp phải sau khi sinh.
Những vấn đề của mẹ bầu sau sinh phải đối mặt
Về mặt sức khỏe
- Bị chảy máu âm đạo: Sau khi sinh con, sản phụ dễ bị chảy máu vì lúc này tử cung đang co bóp để trở lại trạng thái bình thường. Thông thường việc chảy máu này không nhiều hơn chảy máu kinh, nhưng nếu vẫn còn sót lại nhau thai sẽ dẫn đến chảy máu nhiều hơn. Lưu ý sau khi sinh nên tránh vận động nhiều để không còn tình trạng chảy máu nhiều hơn.
- Nhiễm trùng tử cung: Trong quá trình sinh con, nhau thai sẽ tách ra khỏi thành tử cung và sẽ ra khỏi âm đạo sau khi sinh (nhất là sau 20 phút sau sinh). Tuy nhiên, nếu nhau thai không ra hết mà vẫn còn sót lại trong tử cung rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đây là được coi là vấn đề thường gặp ở sản phụ sau sinh.
- Rất dễ bị xuất huyết sau khi sinh: Việc này chỉ xảy ra khi tử cung không còn co bóp thích hợp sau khi nhau thai được lấy ra. Nó còn có thể xảy ra khi rách tử cung, cổ tử cung và âm đạo. Sau khi sinh, phải theo dõi thường xuyên nhằm đảm bảo rằng tử cung co bóp bình thường. Nếu có bất cứ việc gì xảy ra, sản phụ cần được mát-xa đúng cách để giúp tử cung co bóp hoặc bác sĩ sẽ dùng hormone tổng hợp oxytocin để kích thích co bóp. Xuất huyết thường có vào tuần thứ 2 sau sinh và nếu còn sót lại nhau thai trong tử cung nên phẫu thuật bỏ nhau thai.
- Rụng tóc nhiều: Sau khi sinh phụ nữ thường bị rụng tóc đây là điều không thể tránh khỏi. Vì sau khi sinh con xong hàm lượng estrogen giảm xuống và trở về trạng thái bình thường dẫn đến việc rụng tóc nhiều hơn bình thường nhất là từ tháng 3-4 sau sinh. Tóc sẽ mọc lại bình thường sau 7-12 tháng.
- Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường và dễ bị sốt: Nhiễm trùng tử cung do nhiễm trùng túi ối khi chuyển dạ với những dấu hiệu dễ nhận thấy như sốt cao, tim đập nhanh, bạch cầu tăng bất thường và tiết ra dịch âm đạo có mùi, đặc biệt còn dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sưng và đau phần đáy chậu: Khi phụ nữ sinh thường, dễ bị đau ở đáy chậu đặc biệt là ở giữa trực tràng và âm đạo. Nó đã bị bầm, rách hoặc sưng do trong khi sinh các mô bị kéo căng hoặc bị rách. Tình trạng này còn nặng hơn khi cắt tầng sinh môn trong lúc sinh.
- Đau bụng dưới: Sau khi sinh, tử cung bắt đầu co hồi lại và khi đó bạn sẽ sờ thấy đáy tử cung ở rốn. sau một tuần việc thu hồi vẫn tiếp tục và một tuần tiếp theo khi bạn sờ sẽ thấy tử cung ở trên bụng. Nếu sản phụ thấy hiện đau diễn ra thì hãy đi khám xem có bị viêm nhiễm không hoặc có thể sẽ bị nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm phần phụ. Còn khi tử cung co chậm, sản dịch hôi và hiện tượng sốt có thể bị viêm dạ con (niêm mạc) và còn sót lại nhau thai.
- Căng sữa và tắc tia sữa: Vài ngày sau sinh sẽ dẫn đến hiện tượng vú căng cứng và đã tiết sữa đầy đủ. Đây là một hiện tượng bình thường chỉ cần cho bé bú là có thể hết còn trường hợp bé không bú thì nên vắt sữa ra bình cho bé uống. Nếu sữa trong vú không được ra ngoài do tia sữa bị tắc nghẽn, viêm đầu vú hoặc nứt khe vú dẫn đến việc viêm nhiễm diễn ra nhanh chóng làm cho viêm tuyến sữa hoặc viêm ống dẫn sữa.
- Viêm nhũ: Do quá trình tắc sữa gây nên làm ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường xuất hiện trong thời gian cho con bú với các hiện tượng bầu vú bị sưng nóng, sốt và đau mình.
- Bệnh trĩ và rối loạn tiết niệu: Bệnh trĩ sẽ càng trầm trọng hơn sau khi sinh nhất là khi đã bị lúc mang thai do lúc sinh phải dùng nhiều sức để đẻ. Trĩ thường xuất hiện sau 2-3 tuần sau sinh kèm theo đau, ngoài việc điều trị bằng thuốc và thuốc mỡ sản phụ nên chú ý đến chế độ ăn uống không nên để bị thành táo bón. Rối loạn tiết niệu thường ít xảy ra và thường có 2 loại đó là bí tiểu, bụng dưới to, đau bàng quang và lượng nước tiểu bị dầm dề do rò bàng quang âm đạo, cổ bàng quang bị tổn thương.
- Hoa mắt chóng mặt sau khi sinh: Nhiều sản phụ sau khi đẻ rất dễ bị triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do tình trạng mệt mỏi và thiếu máu. Vì thế, sau sinh các sản phụ nên ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ hoặc có thể dùng thêm vitamin tổng hợp để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu như ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ mà hiện tượng này vẫn diễn ra nên đi khám bác sĩ để tránh tình trạng sản giật sau sinh.
Về mặt tâm lý
Các sản phụ thường sẽ bị trầm cảm sau sinh do buồn vui thất thường, mất ngủ và lo âu nghiêm trọng. Sau khi sinh, các sản phụ phải đối mặt với những thay đổi thất thường về mặt cảm xúc và tinh thần. Nếu xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, dễ khóc mà không có lý da, dễ bị kích động và không có cảm giác vui khi làm mẹ rất dễ bị chứng trầm cảm sau sinh. Lúc này cần sự động viên và chăm sóc của người thân để sản phụ thấy thoải mái hơn, còn khi tình trạng nghiêm trọng cần phải được đi khám bác sĩ và uống thuốc điều trị.
Các dấu hiệu bất thường sau khi sinh thường bắt đầu từ sau khi sinh đến khi sản phụ có kinh nguyệt đầu tiên thường kéo dài từ 1-2 tháng sau đẻ, đây được gọi là hiện tượng hậu sản. Những dấu hiệu bất thường trên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra, còn nếu không chú ý sẽ làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.