Những trường hợp thai phụ dễ bị biến chứng sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần rất nhiều thời gian đề hồi phục, không chỉ về thể chất, mà lẫn tinh thần và tình cảm. Chỉ một chút lơ là, bạn có thể vô tình khiến mình phải đối mặt với nguy cơ mắc phải một số biến chứng sau sinh.

Những trường hợp thai phụ dễ bị biến chứng sau sinh Những trường hợp thai phụ dễ bị biến chứng sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần rất nhiều thời gian đề hồi phục, không chỉ về thể chất, mà lẫn tinh thần và tình cảm. Chỉ một chút lơ là, bạn có thể vô tình khiến mình phải đối mặt với nguy cơ mắc phải một số biến chứng sau sinh. Vậy hãy cùng HoiBenh tìm hiểu những biến chứng sau sinh và trường hợp nào dễ bị biến chứng để các chị em lưu ý tránh những rủi ro không đáng có này.

Trường hợp nào có nguy cơ mắc biến chứng sau sinh?

- Những mẹ bầu không có sức đề kháng tốt và chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh kém, thì có thể dễ mắc biến chứng sau sinh.

- Những phụ sản phải trải qua quá trình chuyển dạ quá dài, sinh khó, vỡ ối sớm, bị cắt hay rách tầng sinh môn,... thường có nguy cơ cao bị biến chứng sau sinh.

- Nguy cơ mắc biến chứng sau sinh ở những phụ sản sinh mổ rất cao, nhất là với những chị em sinh mổ sau khi chuyển dạ khó cà đã bị vỡ nước ối trước đó. Biến chứng thường gặp nhất ở sản phụ sinh mổ như là nhiễm trùng nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ hay băng huyết.
vicare.vn-nhung-truong-hop-de-bi-bien-chung-sau-sinh-body-2

Một số biến chứng có thể gặp trong thời gian sau sinh

Băng huyết

Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất, đây là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.

Triệu chứng chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi... Tùy từng nguyên nhân như đờ tử cung, sót rau, hay rách đường sinh dục,... mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác.

Một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau sinh:

  • Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng, tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, hay thai to;

  • Chuyển dạ kéo dài, và bị nhiễm khuẩn ối;

  • Sót rau trong buồng tử cung;

  • Sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, và bị nhiễm độc thai nghén.

  • Tiền sử xảy thai và nạo hút thai nhiều lần;

  • Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung;

  • Sau đẻ non, hay đẻ thai lưu.

  • Đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng

  • Dây rau ngắn, rau cuốn cổ nhiều vòng, hay cách lấy rau không đúng quy cách;

  • Đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã bắt đầu rặn đẻ.

Băng huyết là một biến chứng hết sức nguy hiểm, nếu chị em thấy mình ra máu nhiều sau khi sinh hay gặp các triệu chứng trên, thì cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để kịp thời xử lý.

Cơn đau tử cung

Sau khi sinh xong, trong tử cung vẫn còn máu cục hay sản dịch, nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài và dẫn đến những cơn đau tử cung. Thông thường ở người con so sẽ ít gặp biến chứng này vì chất lượng tử cung còn tốt. Như vậy, các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, vì càng đẻ nhiều thì chất lượng cơ tử cung sẽ càng yếu dần, do tử cung cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.

Ở một số sản phụ, các cơn đau tử cung có thể kéo dài nhiều ngày, vì vậy đôi khi các cơn đau tử cung này cần dùng đến thuốc giảm đau. Thông thường, vào ngày thứ 3 sau đẻ, các cơn đau tử cung này sẽ giảm dần về cường độ và sản phụ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
vicare.vn-nhung-truong-hop-de-bi-bien-chung-sau-sinh-body-2

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám. Sản phụ có thể bị nhiễm khuẩn từ chính cơ thể mình, từ người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, hay thủ thuật mổ lấy thai...

Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn như dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, và viêm cổ tử cung từ trước.

Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, viêm niêm mạc tử cung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết, hay viêm tĩnh mạch. Mỗi hình thái sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng, tuy nhiên nếu sau sinh mà bạn bị sốt quá cao thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là biểu hiện ban đầu của mọi hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.

Bế sản dịch sau sinh

Sản dịch thực chất là màng rau, và dịch niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Sản dịch dễ phân huỷ, những cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục phát triển.

Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới nhiễm trùng tử cung, rối loạn đông máu, chảy máu khó kiểm soát, và rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau khi sinh con. Tuy nhiên, có một đặc điểm của quá trình sản dịch, đó là ra máu loãng, ít dần, máu có màu nâu sẫm và không có màu đỏ tươi. Quá trình này cho phép kéo dài đến 45 ngày, có nghĩa là từ sau sinh mà sản dịch kéo dài tối đa đến 45 rồi hết là bình thường. Còn sau thời gian 45 ngày này, sản dịch vẫn tiếp tục kéo dài, kèm những dấu hiệu như số nhẹ, căng tức vùng hạ vị, âm đạo có mùi hôi, bụng cứng có cục, hay cổ tử cung đóng kín,... thì là điều bất thường, và rất có thể là bạn đã bị bế sản dịch.

Do đó, sau sinh ngoài đi khám phụ khoa thông thường, bạn cũng nên đi siêu âm để biết cụ thể tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu đúng bị bế sản dịch sau sinh và kèm viêm nhiễm phụ khoa thì bác sĩ sẽ kê thuốc để kích thích co bóp tử cung, đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị cả phụ khoa.

Trên đây là những thông tin cơ bản về những trường hợp dễ mắc biến chứng sau sinh và một số biến chứng thường gặp, hi vọng các chị em có thể lưu ý và phòng tránh được các biến chứng để có sức khỏe tốt chăm sóc em bé sau sinh.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu nên cẩn trọng với những biến chứng sau khi sinh thường