Những thay đổi sau khi sinh mẹ sẽ phải “đối mặt”

Sau khi sinh con, người phụ nữ sẽ phải đối diện với nhiều sự thay đổi trong cơ thể của mình. Một số điều có thể khiến cho mẹ cảm thấy vô cùng phiền toái và mệt mỏi. Dưới đây là những sự thay đổi sau khi sinh mẹ sẽ phải “đối mặt” rõ rệt, mẹ hãy chuẩn bị tâm lý đi nhé.

Những thay đổi sau khi sinh mẹ sẽ phải “đối mặt” Những thay đổi sau khi sinh mẹ sẽ phải “đối mặt”

1. Hiện tượng sản dịch

Hiện tượng sản dịch là một trong những hiện tượng thường thấy sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mảng ô hoại tử bong ra ở lớp niêm mạc cổ tử cung. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 - 4 tuần với màu sắc nhạt dần rồi mất hẳn.

2. Rối loạn tiểu tiện

Trong quá trình vượt cạn, cổ tử cung sẽ co bóp để đẩy em bé ra ngoài. Đầu và trọng lượng của bé sẽ gây sức ép lên bàng quang và niệu đạo khiến cho cơ quan này tổn thương và bị phình to lên. Do vậy, một trong những thay đổi sau khi sinh mẹ sẽ thấy đó là rối loạn tiểu tiện hoặc mất cảm giác tiểu tiện tạm thời.

3. “Vùng kín” mở rộng

Sau khi sinh thường, âm đạo của mẹ sẽ bắt đầu quá trình hồi phục để thu hẹp kích thước lại. Quá trình này sẽ diễn ra khá nhanh trong một vài tuần sau đó. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bị rạch tầng sinh môn, quá trình phục hồi phần đáy chậu sẽ diễn ra chậm hơn (khoảng 3 - 4 tuần để vết khâu lành hẳn). Để cho vết thương được hồi phục một cách nhanh chóng, các mẹ nên chú ý kiêng cữ cẩn thận, đặc biệt là kiêng quan hệ tình dục để vết thương chóng lành.

4. Trọng lượng cơ thể thay đổi sau khi sinh

Mặc dù không thể lấy lại được vóc dáng và cân nặng chuẩn như trước đây ngay lập tức nhưng sau khi sinh con thì số cân của mẹ cũng giảm đi được khá nhiều. Trung bình, tổng số cân nặng mẹ có thể giảm sau sinh là 5,5kg. Ngoài ra, sau khi sinh con, mẹ cũng sẽ giải phóng một lượng nước kha khá ra ngoài để cân bằng lượng nước vừa đủ bên trong cơ thể.

vicare.vn-nhung-thay-doi-sau-khi-sinh-me-se-phai-doi-mat-body-1

5. Căng tức ngực do cho bé bú

Cho bé bú khiến cho mẹ sẽ gặp một số phiền toái như đau co thắt bụng dưới, ngực căng tức. Nguyên nhân đó là do hành động bú mút của bé tác dụng vào bầu ngực sẽ giúp kích thích sản sinh sữa và oxytocxin gây ra các cơn co thắt ở tử cung và làm cho mẹ bị đau quặn ở phần bụng dưới. Ngoài ra còn một số vấn đề mẹ có thể gặp phải khi cho bé bú như đau vú, núm vú khô nứt, viêm tắc tia sữa, áp xe vú...

6. Thường xuyên buồn chán

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng buồn chán, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Đó là do các thay đổi hormone do mất ngủ, mệt mỏi do phải chăm con, tự ti về cơ thể... khiến cho mẹ bầu cảm thấy thường xuyên chán nản. Cách tốt nhất để vượt qua chứng trầm cảm sau khi sinh là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục để tinh thần phấn chấn hơn.

7. Da xấu

Một sự thay đổi sau khi sinh khiến nhiều chị em khóc thét đó là làn da hết sức “thảm hại”. Sau khi sinh con, mẹ thường bị căng thẳng, mệt mỏi do thức khuya và các thay đổi nội tiết tố khiến cho làn da bị thay đổi nghiêm trọng như mụn, nám, thâm, lão hóa... Những thay đổi này là điều rất bình thường do đó mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả và bổ sung các loại vitamin là da sẽ được cải thiện rõ rệt.

8. Rụng tóc

Nguyên nhân là do trong suốt thai kỳ, nồng độ estrogen trong cơ thể của người mẹ tăng cao nên tóc sẽ bị ít rụng hơn. Tuy nhiên sau sinh do sự thay đổi hormone khiến cho nồng độ estrogen giảm đột ngột, khiến cho tóc rụng nhiều hơn. Do vậy, sự thay đổi estrogen sau sinh chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị rụng nhiều tóc. Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng, bởi tình trạng này sẽ không kéo dài mà sẽ được cải thiện dần dần tùy theo cơ thể của mỗi người.