Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ bầu nên biết

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Hiểu được cơ thể và những thay đổi của cơ thể khi mang thai sẽ giúp cho chị em phụ nữ tự tin hơn khi bắt đầu làm mẹ, đồng thời không phải quá lo lắng khi thấy những dấu hiệu lạ xảy ra trong suốt quá trình mang thai.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ bầu nên biết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ bầu nên biết

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Hiểu được cơ thể và những thay đổi của cơ thể khi mang thai sẽ giúp cho chị em phụ nữ tự tin hơn khi bắt đầu làm mẹ, đồng thời không phải quá lo lắng khi thấy những dấu hiệu lạ xảy ra trong suốt quá trình mang thai.

1. Da vùng ngực sẫm màu

Khi mang thai, ngực bạn là một trong những bộ phận có nhiều sự thay đổi nhất. Vùng da ngực, đặc biệt là hai đầu vú trở nên sẫm màu hơn. Nhiều người cho rằng vùng da quanh ngực càng tối màu thì khả năng bạn sinh con trai càng cao, tuy nhiên điều này là không có căn cứ. Da ngực tối hay sáng màu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và không liên quan gì đến giới tính của thai nhi cả. Sau khi sinh con, vùng da ngực này sẽ trở nên sáng hơn mà không cần dùng bất kỳ biện pháp nào.
vicare.vn-nhung-thay-doi-cua-co-the-khi-mang-thai-me-bau-nen-biet-body-1

2. Cảm giác thèm ăn

Cảm giác thèm ăn hay còn gọi là nghén xảy ra ở nhiều phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ khi mang thai trở nên thích ăn đặc biệt một số món, ví dụ như đồ ngọt hay đồ chua, thậm chí một số bà bầu còn có sở thích ăn những món ăn khác thường là luôn trong trạng thái thèm ăn những thứ đó. Nguyên nhân là do thay đổi những hormone khi mang thai đồng thời đây cũng là lúc cơ thể đòi hỏi bổ sung nhiều loại dưỡng chất hơn để nuôi em bé.

Chứng thèm ăn này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ và sẽ dần hết sau khi bạn sinh con. Trong thời gian này, cần cố gắng bổ sung nhiều loại dưỡng chất cũng như các vitamin để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và con.

3. Hay khóc hơn

Phụ nữ khi mang thai không chỉ thay đổi về mặt thể chất mà còn về mặt tâm lý. Họ rất nhạy cảm và dễ rơi vào trạng thái lẫn lộn các cảm xúc. Thậm chí, họ rất dễ khóc mà không có lý do gì. Lý do của tình trạng này đó là những thay đổi hormone trong khi mang thai. Phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy khó chịu trong người, do đó dễ dẫn đến những sự bất ổn trong tâm lý.

Sự xáo trộn hormone này sẽ trở lại như bình thường sau khi sinh em bé. Để ổn định tâm lý cũng như khiến cho tâm trạng vui vẻ hơn, phụ nữ nên tăng cường các hoạt động vui chơi, thư giãn để tránh việc bị stress quá đà và giữ cho tinh thần được thoải mái.

4. Thân nhiệt tăng

Một trong những thay đổi của cơ thể khi mang thai rõ ràng nhất đó là thân nhiệt của mẹ bầu sẽ cao hơn mức bình thường. Thậm chí sẽ có lúc mẹ bầu thấy cơ thể của mình đột nhiên nóng bừng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ ửng đỏ dù không làm gì cả. Nguyên nhân của triệu chứng này đó là do các mạch máu trong cơ thể tăng lên khiến cho thân nhiệt nóng hơn. Khi đó, tuyến mồ hôi trong cơ thể cũng hoạt động mạnh mẽ hơn khiến cho bạn cảm thấy cơ thể mình đang vã mồ hôi như tắm.
vicare.vn-nhung-thay-doi-cua-co-the-khi-mang-thai-me-bau-nen-biet-body-2

5. Những vệt da sậm màu phía bụng dưới

Tình trạng này xuất hiện ở một số mẹ bầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vệt da sậm màu này là kết quả của sự thiếu hụt axit folic trong thời gian thai nghén. Khi xuất hiện những vệt da sậm màu này, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm axit folic để cân bằng sắc tố da. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc để bổ sung các vitamin cần thiết. Những vệt da sậm màu này sẽ biến mất sau khi sinh một vài tháng

6. Tóc dày hoặc mỏng hơn

Thông thường khi mang thai, sự thay đổi nội tiết sẽ khiến cho phụ nữ bị rụng tóc nhiều và mái tóc của bạn sẽ mỏng đi trông thấy. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra ngược lại ở một số bà bầu khác. Trong thời gian này, mẹ bầu cần chú ý việc chăm sóc tóc và hạn chế sử dụng các loại hóa chất dễ khiến cho tóc bị hư hại nhiều hơn. Ngoài ra, hóa chất trong các loại thuốc làm tóc cũng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi

7. Ốm nghén

Những cơn nôn ọe dường như là một điều quá quen thuộc đối với tất cả các mẹ bầu tuy nhiên điều này lại chẳng hề dễ chịu gì. Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, cơ thể của mẹ sẽ bị dị ứng với rất nhiều loại mùi vị, do đó cần ngăn chặn những chất nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ốm nghén sẽ hết sau khi bạn sinh con xong do đó không cần phải lo lắng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai này.

8. Trí nhớ suy giảm

Khi mang thai, bạn sẽ thấy trí nhớ của mình suy giảm rõ rệt. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ sự sụt giảm của lượng oestrogen và progesterone trong máu có liên quan đến các chức năng ghi nhớ trong não bạn.

9. Chảy máu nướu răng

Sự gia tăng lưu lượng máu của cơ thể giúp di chuyển máu và chất dinh dưỡng đến cổ tử cung đồng thời gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Mẹ bầu sẽ bị chảy máu chân răng nhiều nhất khi đánh răng vào mỗi buổi giảm. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ đỡ dần và hết đi khi mẹ sinh con xong nên không cần phải quá lo lắng.
vicare.vn-nhung-thay-doi-cua-co-the-khi-mang-thai-me-bau-nen-biet-body-

10. Ngón chân sưng phù

Cơ thể sưng phù, đặc biệt là các ngón chân là một trong những thay đổi của cơ thể khi mang thai rõ ràng nhất. Tình trạng phù nề này do rất nhiều yếu tố gây ra. Đó có thể là do bạn tăng cân quá nhanh hoặc do các dây chằng nối giữa cơ và xương bị dãn ra khiến cho ngón chân của bạn trông như phình to hơn trước.

11. Đau lưng, đau hông

Khi mang thai, xương chậu và các dây chằng của mẹ bầu sẽ bị nối lỏng, không còn dẻo dai vững chắc như trước do đó mẹ sẽ hay thấy bị đau lưng. Càng về cuối thai kỳ, chứng đau lưng càng trở nên nghiên trọng hơn, đặc biệt là khi di chuyển và ngồi xuống. Để giảm triệu chứng đau lưng, mẹ bầu không nên đi giày cao gót và mặc quần áo quá ôm, bó.

12. Đi tiểu thường xuyên

Khi mang thai, áp lực của thai nhi đè xuống bàng quang, niệu đạo và các cơ xương chậu khiến cho mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu thường xuyên và đi tiểu lắt nhắt. Thậm chí, mỗi khi ho nặng, mẹ bầu cũng dễ bị són tiểu.