Những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván là một trong số những mũi tiêm phòng quan trọng mà mẹ nên lưu ý trong quá trình mang thai của mình, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về loại vắc-xin tiêm phòng này. Vì thế hôm nay HoiBenh sẽ giải đáp cho mẹ về những thắc mắc thường gặp nhất sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu qua bài viết sau đây.

Những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu Những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván là một trong số những mũi tiêm phòng quan trọng mà mẹ nên lưu ý trong quá trình mang thai của mình, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về loại vắc-xin tiêm phòng này. Vì thế hôm nay HoiBenh sẽ giải đáp cho mẹ về những thắc mắc thường gặp nhất sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu qua bài viết dưới đây.

1. Tại sao bà bầu nên tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong mà đặc biệt là tử vong cho phụ nữ trong thời gian mang thai và thai nhi rất cao. Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây ra uốn ván tử cung của người mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nhằm tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là một mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thai kỳ. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván thì cũng cần được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cả trẻ sơ sinh sau này. Theo đó, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có cần tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thời gian thai nghén sau cách mũi cuối cùng là bao lâu.
vicare.vn-nhung-thac-mac-thuong-gap-sau-khi-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-body-1

2. Những triệu chứng lạ sau tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?

Trong thời gian sau khi tiêm phòng uốn ván có nhiều mẹ bầu thường gặp phải các phản ứng phụ khi tiêm như là đau đầu, sốt, chóng mặt, những triệu chứng này khiến cho mẹ vô cùng lo lắng. Theo các chuyên gia y tế đây chỉ là một phản ứng hết sức bình thường trước sự thay đổi của các chất trong cơ thể vì thế, các mẹ không nên lo lắng quá lo lắng.

Các bác sĩ cho rằng vì cơ thể phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu nên là đối tượng rất dễ bị tác dụng phụ của vắc- xin, không chỉ với vắc- xin uốn ván mà với tất cả các loại vắc-xin khác cũng đều như vậy. Ngoài ra các vắc- xin thường có phản ứng phụ ngoài ý muốn sau khi tiêm là do các thành phần thừa có trong vắc-xin gây ra. Tuy nhiên khi vắc-xin vào cơ thể, trong quá trình tiếp nhận vắc xin, cơ thể sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể ứng phó khi cần nên thường những triệu chứng sẽ tự mất sau vài ngày.
vicare.vn-nhung-thac-mac-thuong-gap-sau-khi-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-body-2

3. Mẹ bầu làm gì khi bị sốt sau tiêm phòng uốn ván?

Sốt sau khi tiêm phòng uốn ván là một triệu chứng rất thường gặp ở các bà bầu. Tuy nhiên việc bà bầu sốt sau khi tiêm vắc xin sẽ không kéo dài lâu mà tự động khỏi ngay sau 3 – 4 ngày và không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, những triệu chứng sốt này có thể làm mẹ khó chịu và lo lắng. Vì thế trong trường hợp này các mẹ có thể áp dụng những cách để hạ sốt cho cơ thể như sau:

  • Tự hạ nhiệt cho cơ thể bằng cách nới lỏng quần áo, mặc quần áo thoải mái. Dùng khăn ấm chườm vào những nơi như là nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về mức thông thường.

  • Với các triệu chứng như là sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý để làm giảm bớt triệu chứng.

  • Có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ các chất để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể. Ngoài ra các mẹ nên ăn các loại dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp hạ nhiệt tốt hơn.

  • Mẹ luôn phải nhớ, không được tự tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi vì trong giai đoạn mang thai, nếu như sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

  • Nếu tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, các mẹ chú ý phải bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả hơn. Đặc biệt các mẹ nên lưu ý,tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm chứng khoa học, bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.

Như vậy trên đây là một số thắc mắc thường gặp của mẹ sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình từ đó yên tâm hơn về việc tiêm phòng vắc-xin uốn ván của bản thân.
>>> Xem thêm: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?