Những tác hại đáng sợ do chì gây ra

Chì được biết đến là một kim loại nặng độc hại, được hình thành một cách tự nhiên bên trong lòng đất, rất độc hại đối với con người và tất cả các sinh vật sống.

Những tác hại đáng sợ do chì gây ra Những tác hại đáng sợ do chì gây ra

Chì gây tổn thương lên các cơ quan bài độc của cơ thể như gan, thận, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh và hệ sinh sản. Trên thực tế, kim loại này gây hư hại đối với tất cả các hệ cơ quan của cơ thể con người. Đặc biệt là trẻ em - lứa tuổi rất dễ bị tác động xấu tới sức khỏe bởi tác hại của chì, chì tác động lên hệ thần kinh, và sau đó ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.

Khi cơ thể nhiễm chì, qua thời gian, chì sẽ nhiễm vào xương cùng với canxi có trong xương. Trong thời kì mang thai, chì sẽ bị đào thải ra khỏi xương khi lượng canxi trong xương của người mẹ giúp hình thành xương của thai nhi. Lượng chì lúc này sẽ đi xuyên qua lớp màng nhau thai và tiếp xúc với thai nhi.

Chì là một kim loại cực độc đối với các hệ cơ quan, và là một chất độc thần kinh gây tổn thương não bộ, gây ra những tác động xấu tới trẻ em và phụ nữ trong thời kì mang thai. Tiếp xúc với chì có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm như: bệnh liệt thần kinh quay, còn được gọi là bệnh liệt dây thần kinh hướng tâm, suy giảm trí nhớ, giảm số lượng tinh trùng ở nam giới và gây ra sảy thai ở nữ giới

Não, thận, và động mạch là những bộ phận cơ thể chịu tổn thương nhất trước tác hại của chì. Ảnh hưởng của chì lên não bộ cũng giống như tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện. Các chất gây nghiện như cocaine, heroin, phencyclidine), hoặc các chất độc môi trường như thủy ngân, chì, man-gan, các dẫn xuất của benzen và các dẫn xuất hóa học là những chất tác động chủ yếu tới tiểu não.
vicare.vn-nhung-tac-hai-dang-so-do-chi-gay-ra-body-1

Ô tô là “nguyên nhân chính” sản sinh ra chất độc chì. Chì được dùng trong quá trình lưu hóa/ hấp cao su lốp nhằm kéo dài tuổi thọ cũng như độ bền của lốp. Khi những chiếc lốp bị mài mòn trong quá trình sử dụng, lượng chì lúc này bị thải ra ngoài không khí. Khi con người hít thở trong bầu không khí bị nhiễm này, lượng chì sẽ thẩm thấu vào các mạch máu và gây tổn thương tới các động mạch. Chì tích lũy trên da, gây ra những kích thích và thay đổi cấu trúc sắc tố da, Tình trạng này dễ thấy ở phụ nữ thành thị.

Những chiếc lốp xe thường có trọng lượng lớn để chúng không bị rung lắc hoặc rời ra trong quá trình xe chạy, đồng thời lốp xe phải chịu sức nén lớn của ô tô, quá trình xe chạy đã gây ra ô nhiễm không khí và nước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi năm có khoảng 7 230 tấn chì bị thải ra ngoài môi trưởng từ những chiếc lốp xe.

Chì có thể có chứa trong lớp tráng men của các loại dụng cụ nhà bếp bằng gốm, đặc biệt là lớp men tráng gốm từ Trung Quốc và Mexico. Vì vậy,nên đựng thức ăn trong các dụng cụ làm bằng thép không gỉ( loại 304, 316, hoặc 430), gang, thủy tinh, đất nung, sành, sứ để đảm bảo thực phẩm không bị tiếp xúc với chì. Sử dụng các loại dụng cụ nhà bếp kém chất lượng có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm chất độc niken và crom.
vicare.vn-nhung-tac-hai-dang-so-do-chi-gay-ra-body-2

Những đồ dùng kim loại kém chất lượng trong nhà bếp có nguy cơ khiến bạn bị nhiễm độc.

Những hợp chất của chì

- Chì artsenate( Pb(ASO4)2), được sử dụng làm chất diệt côn trùng, ít gây hại, ngày này có đã có nhiều hợp chất khác thay thế.

- Chì sulfua( PbSO4) , còn được gọi là khoáng anglesite, được sử dụng làm thành phần sản xuất sơn, dẫn xuất của chì trắng.

- Chì crôm( PbCrO4), còn được gọi là khoáng Crocoite, được sử dụng để sản xuất sơn crôm

- Chì Nitrat ( Pb(NO3)2) được sử dụng để làm pháo hoa, pháo đốt, và các loại pháo khác.

- Chì silicat( PbSiO3) được sử dụng để sản xuất một số loại thủy tinh, các sản phẩm cao su và sơn.

- Chì monoxit( PbO), còn được gọi là litharge, là một loại hợp chat màu vàng, được sử dụng để sản xuất thủy tinh như dẫn xuất pha lê, thủy tinh, cao su hóa lưu, và thành phần sơn.

Một hợp chất khác của chì hóa trị +2 trong trạng thái bị oxy hóa là chì axetat, có công thức hóa học là Pb(C2H3O2), muối hòa tan trọng nước được thực hiện bằng cách hòa tan chì trong dung môi chì axetat đậm đặc. Một cấu trúc thường gặp khác của chì là chì trihydrat, công thức hóa học là Pb(C2H3O2).3 H2O, còn được gọi là đường chì, được sử dụng trong màu nhuộm và sơn, ngoài ra nó còn được sử dụng trong các hợp chất chì khác và trong các nhà máy xyanua.

vicare.vn-nhung-tac-hai-dang-so-do-chi-gay-ra-body-3

Chì Cacbonat( PbCO3), còn được gọi là khoáng cerussite, là một chất màu trắng, rất độc, được sử dụng rộng rãi, làm thành phần chính của màu sơn trắng, sử dụng chì cacbonat trong sơn đã bị cấm sử dụng, thay vào đó là sử dụng titan oxit( TiO2). Nhiều hợp chất muối khác, hầu hết là dẫn xuất chì cacsbonat,dẫn xuất chì sulphua, dẫn xuất chì silicat được sử dụng để sản xuất lớp sơn ngoài màu trắng. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ 20, việc sử dụng chất chì trắng đã giảm tương đối do những quan ngại về tác hại của chì tới vấn đề sức khỏe con người.

Tuy nhiên, những loại sơn giá rẻ vẫn còn sử dụng dẫn xuất chì, vì vậy khi mua sơn chúng ta nên lưu ý mua các loại sơn không chứa chì. Chất độc chì phát sinh ra môi trường ngoài khi bạn bóc lớp sơn cũ của ngôi nhà hoặc loại bỏ lớp sơn cũ bằng giấy nhám.

Những vấn đề đối với sức khỏe của trẻ do nhiễm chì bao gồm:

  • Rối loạn hành vi như tăng động, hiếu động quá mức.
  • Vấn đề nhận thức: chỉ số IQ thấp
  • Chậm phát triển
  • Vấn đề thính giác
vicare.vn-nhung-tac-hai-dang-so-do-chi-gay-ra-body-4

Chứng rối loạn hành vi có thể do nhiễm độc chì.

Tác hại của chì đối với trẻ em và người lớn

  • Đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch
  • Rối loạn quá trình sinh hóa tổng hợp hemoglobin, gây ra thiếu máu
  • Tăng huyết áp
  • Suy thận
  • Sảy thai và sinh non
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Tổn thương não bộ
  • Giảm khả năng sinh tinh
  • Một số trường hợp hiếm gặp khác: ăn phải thực phầm nhiễm chì có thể dẫn tới co giật, hôn mê sâu, thậm chí tử vong.

Theo Dr. Manik Hiranandani

Practo