Những sai lầm khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em

Ho gà là một bệnh khá phổ biến, xảy ra nhiều ở trẻ em. Dù phổ biến nhưng không phải cha mẹ nào cũng có những phương pháp điều trị và kiêng cữ cho bé đúng đắn để bé mau khỏi bệnh. Dùng thuốc mạnh, ngừng thuốc giữa chừng, lạm dụng kháng sinh hay ủ ấm bé quá kỹ... đều là những sai lầm khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em.

Những sai lầm khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em Những sai lầm khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em

Dưới đây là những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi đối phó với những chứng ho gà ở trẻ em.

1. Kiêng thực phẩm

Theo dân gian, trẻ bị ho gà thì cần phải kiêng các loại thực phẩm như tôm, cua, tôm, thịt gà... Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vẫn chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy những thực phẩm trên khiến cho trẻ càng bị ho nặng thêm. Việc kiêng cữ quá nhiều các loại thực phẩm khiến cho cơ thể bé không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mà đáng ra trẻ cần trong thời gian này, khiến cho cơ thể bé ngày càng yếu hơn và không đủ sức đề kháng với các loại bệnh khác.

2. Ủ ấm bé quá kỹ cho trẻ bị ho gà

Tâm lý chung của các mẹ khi thấy con ho gà đó là thường nghĩ con bị cảm lạnh, do đó sẽ áp dụng phương pháp ủ ấm cho bé kỹ càng bằng cách cho bé mặc 3-4 lớp áo và đặt bé nằm trong phòng kín. Khi bé bị ốm, việc tránh để cho bé trực tiếp tiếp xúc với những cơn gió lùa trực tiếp là cần thiết nhưng mẹ không nên giữ ấm cho bé kỹ quá. Việc này có thể khiến cho bé phát sốt, khó thở hoặc cảm thấy ngột ngạt, đồng thời khiến cho tình trạng ho gà của bé càng trở nên trầm trọng hơn.

vicare.vn-tre-ho-ga-dieu-tri-nhu-nao

3. Lạm dụng kháng sinh

Thông thường, kháng sinh thường chỉ có tác dụng ức chế với các loại vi khuẩn, tuy nhiên hoàn toàn “vô dụng” đối với các loại virus. Trong khi đó, 70-80% các bệnh đường hô hấp đều là do virus. Do đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không những không thể điều trị bệnh ho gà ở trẻ mà còn dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Ngoài ra, dùng kháng sinh bừa bãi còn khiến cho bé bị tăng nguy cơ dị ứng, gặp các bệnh mãn tính như hen phế quản, béo phì, viêm khớp...

4. Dùng toa thuốc cũ

Dùng lại toa thuốc cũ là một thói quen rất xấu và là một sai lầm khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em và một số bệnh khác. Sau lần đầu điều trị có hiệu quả, mẹ nghĩ rằng đây là một loại thuốc có tác dụng rất tốt do đó có xu hướng sử dụng lại đơn thuốc cũ nếu thấy bé có các triệu chứng tái phát tương tự, nhằm tiết kiệm thời gian thăm khám và chọn thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng ho có thể là biểu hiện của nhiều dạng bệnh lý với các nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau. Ngoài ra, khi bé lớn hơn thì cách sử dụng loại thuốc cũng như liều lượng sẽ có sự thay đổi. Các toa thuốc cũ lúc này sẽ không còn phù hợp và thậm chí còn gây ra những nguy hiểm cho bé nếu uống thuốc sai bệnh.

vicare.vn-sau-sinh-nen-an-gi-co-nen-an-do-tanh-sau-sinh-body-3

5. Ngưng thuốc giữa chừng

Đây là một sai lầm thường gặp của nhiều phụ huynh, khi mua thuốc cho con nhưng lại không cho con sử dụng hết liều thuốc mà lại ngưng giữa chừng. Nhiều phụ huynh mua thuốc điều trị bệnh ho gà cho con, với liều thuốc được kê toa cho bé sử dụng là từ 5-7 ngày. Tuy nhiên khi cho bé sử dụng được 2-3 ngày, nhiều bé đã có dấu hiệu thuyên giảm nhưng chưa dứt hẳn những cơn ho, tuy nhiên lúc này bố mẹ lại nghĩ là con sắp khỏi bệnh nên xao lãng việc cho bé uống thuốc cũng như điều trị bệnh go gà của trẻ em. Điều này có thể khiến cho bé vẫn tiếp tục cơn ho dai dẳng đồng thời bị nhờn với các chất kháng sinh có trong thuốc nếu tiếp tục sử dụng những lần sau.

6. Dùng thuốc liều mạnh

Ho là phản xạ của cơ thể để tống xuất các chất đờm, mầm bệnh và các dị vật. Mục đích sử dụng thuốc ho là nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, diệt mầm bệnh, chứ không có tác dụng chữa khỏi ho ngay tức thì. Muốn bé mau khỏi bệnh, nhiều cha mẹ đã vội vàng sử dụng các loại thuốc ho liều mạnh, không tương thích với cơ thể của bé. Đây là một sai lầm khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em nghiêm trọng vì hậu quả của chúng có thể là sốc thuốc hoặc các dụng phụ của thuốc đối với cơ thể non nớt của bé.