Những phương pháp điều trị nào dành cho thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc tìm đến những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là rất nhiều. Vậy hiện nay có những phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm nào? Thông tin sau đây của HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn một số phương pháp điều trị dành cho thoát vị đĩa đệm.
Những phương pháp điều trị nào dành cho thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc tìm đến những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là rất nhiều. Vậy hiện nay có những phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm nào? Thông tin dưới đây của HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn một số phương pháp điều trị dành cho thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng và cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng có bị thoát vị đĩa đệm nếu bạn bị ngã hoặc bị cú va chạm mạnh vào lưng.
Những phương pháp điều trị nào dành cho thoát vị đĩa đệm
Đi bộ mỗi ngày
Kiếm cho mình một nơi bằng phẳng như công viên, phòng tập gym,...để đi bộ trong khoảng 10-20 phút và tốt nhất là cách 3 giờ thì đi bộ một lần nếu bạn có thời gian. Trong cuộc sống bận rộn này, bạn nên tranh thủ thời gian vận động ngay tại nơi làm việc. Có thể từ 5-10 phút cũng giúp bạn thoát khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.
Tác dụng: việc vận động lúc nào cũng tốt cho cả người bệnh và người không bệnh, đặc biệt là điều trị các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên cần lưu ý là những người bị thoát vị đĩa đệm hoặc bị đau ở chân không nên đi quá nhanh hoặc mạnh, tránh các tổn thương cho chân.
Kích thích điện
Các dòng điện giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đang đau cấp, cơ đang co thắt các dòng điện này sẽ làm giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mau chóng hết đau.
Massage
Thực hiện massage các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt những nơi đang bị đau. Mỗi ngày dành ra 10-15 phút để massage
Tác dụng: lưu thông máu tốt hơn, giảm các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Dùng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng bao gồm
Thuốc giảm đau chống viêm dưới dạng uống hoặc bôi tại chỗ như paracetamol, diclofenac, meloxicam... các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin .Tuy nhiên những loại thuốc này sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới dạ dày , chức năng gan, thận nên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống
Sử dụng bột nghệ
Sử dụng bột nghệ vào trong các món ăn thường ngày cũng là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả rất khả quan.
Tác dụng: bột nghệ là nguyên liệu có tác dụng chống viêm tuyệt vời dành cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Thư giãn cơ bắp
Thư giãn cơ bắp bằng cách: nằm trên một sàn phẳng, co hai chân lên phía trên, cong ở đầu gối và giữ nguyên tư thế trong 30 phút, thực hiện một ngày 2 lần.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin...
Sử dụng tia laser, sóng radio qua da là một biện pháp an toàn để giảm đau do bệnh thoát vị đĩa đệm trong trường hợp bệnh còn nhẹ, nhân nhày chỉ mới lồi vào ống sống và chưa gây ra tổn thương nào.
Dùng các biện pháp tác động vào cột sống, kéo giãn cột sống nhằm làm giãn các mâm sống và giúp dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại bình thường. Mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật
Khi các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra các biểu hiện như bí đại, tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, bệnh nhân có biểu hiện đau quá mức hoặc có nguy cơ bị liệt chi và sau khi được điều trị bảo tồn khoảng 6 tháng mà không có kết quả thì bệnh nhân cần được phẫu thuật trị bệnh.
Mục đích của phẫu thuật là lấy bỏ thoát vị và toàn bộ phần đĩa đệm có nguy cơ gây chèn ép. Bên cạnh đó phải kiểm soát sự giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.
Các biện pháp phẫu thuật trị bệnh thoát vị đĩa điệm điển hình là phẫu thuật mở nhỏ (mini- open); cắt bỏ đĩa đệm qua da; mổ nội soi lấy nhân thoát vị; mổ nội soi hút nhân nhầy... Trường hợp tổn thương có trượt đốt sống phối hợp gây mất vững có thể cố định cột sống bằng khung kim loại. Phẫu thuật thay đĩa đệm mới nhìn chung ít được chỉ định vì bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro như bị nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và bị bại liệt , thời gian phục hồi bệnh chậm
Tập yoga
Nếu bạn có thời gian thì việc tập yoga là vô cùng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
Tác dụng: tăng cường các bắp cơ và hỗ trợ cho xương sống, nó làm cho chân và xương sống của bạn linh hoạt hơn bao giờ hết.