Những người dễ bị cảm cúm vào lúc giao mùa
Giao mùa là thời điểm thích hợp để nhiều loại vi khuẩn phát triển và lây lan, virus sinh trưởng mạnh, dễ tấn công vào hệ hô hấp của con người. Nếu như hệ miễn dịch yếu, không có đầy đủ sức để kháng thì sẽ dễ dàng mắc bệnh. Trong đó cảm cúm là một trong những bệnh lý nhiều người gặp phải khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh cảm cúm là gì? Cảm cúm là bệnh gây ra do virus cảm cúm gây...
Những người dễ bị cảm cúm vào lúc giao mùa
Giao mùa là thời điểm thích hợp để nhiều loại vi khuẩn phát triển và lây lan, virus sinh trưởng mạnh, dễ tấn công vào hệ hô hấp của con người. Nếu như hệ miễn dịch yếu, không có đầy đủ sức để kháng thì sẽ dễ dàng mắc bệnh. Trong đó cảm cúm là một trong những bệnh lý nhiều người gặp phải khi thời tiết chuyển mùa.
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh gây ra do virus cảm cúm gây sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi... Bệnh thường gặp vào mùa lạnh, lúc giao mùa vì lúc này virus sống lâu hơn trong môi trường, vì vậy khả năng phát triển bệnh rất cao. Bệnh thường hết hẳn sau 7-10 ngày, một số ít trường hợp nặng gây viêm phổi cấp và chết sau 1-2 ngày.
Đối tượng hay mắc bệnh cảm cúm
Đây là bệnh lý mà hầu hết các đối tượng đều có thể mắc phải, tuy nhiên có những trường hợp khi mắc bệnh không thể tự khỏi được và có thể dẫn đến các biến chứng khác, gây nguy hiểm:
- Bệnh nhân mắc những bệnh mạn tính như các bệnh về tim mạch, như suy tim, hoặc bệnh về phổi như tắc nghẽn mãn tính phổi, hoặc hen phế quản, giãn phế quản... Đây là những bệnh nhân đã có vấn đề về đường hô hấp, và khi họ nhiễm cúm, các triệu chứng bệnh mạn tính của họ sẽ có cơ thể bùng phát, diễn biến nặng hơn.
- Bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch, do bệnh hoặc do dùng các loại thuốc điều trị bệnh khác. Khi bị suy giảm hệ miễn dịch thì sức đề kháng ở nhóm đối tượng này rất yếu và virus khi vào cơ thể có thể gây động lực. Các đối tượng này phải có chế độ phòng tránh hết sức nghiêm ngặt, tránh hẳn nguồn lây tiếp xúc, nếu để nhiễm cúm thì sẽ hết sức nguy hiểm.
- Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về hô hấp.
- Người lớn tuổi với hệ miễn dịch đã suy yếu, khi chuyển mùa cơ thể vừa phải thích ứng với thay đổi của thời tiết, vừa phải chống đỡ các virus và vi khuẩn nên dễ dẫn đến nhiễm bệnh.
- Phụ nữ có thai cũng có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.
- Người dân sống ở vùng ô nhiễm, khu công nghiệp, vùng núi cao, vùng ở trên cao không khí lạnh cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Các triệu chứng của bệnh cảm cúm
Sau khi siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể, thì khoảng 1 tơí 3 ngày sau là thấy có triệu chứng. Bình thường kéo dài trong 7 ngày. Những triệu chứng bệnh cảm gồm có:
- Chảy nước mũi, nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau tai, ngứa và khô cổ họng, và ho.
- Ăn không ngon, mệt mỏi.
- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm, khan giọng, nói nhưnghẹt mũi.
- Người lớn có thể bị nóng sốt nhẹ, nhưng trẻ em có thể bị nóng nhiều hơn.
Theo ThS/BS Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau họng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có virus cúm. Một số trường hợp cúm nặng có thể gây biến chứng như viêm cơ tim, viêm phổi, và nếu trong trường hợp bất thường có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa cảm cúm
- Khi ho hay hắt xì, nên lấy khăn giấy che mũi, che miệng. Nên rửa tay sau khi ho hay hắt xì.
- Nếu bạn bị cảm , thì nên tránh xa những người bị bệnh xuyễn hay bệnh phổi kinh niên, đừng lây bệnh sang họ, nhất là trong 3 ngày đầu khi mới bị cảm, vì đó là lúc truyền bệnh dễ nhất.
- Nên tránh không gần người đang bị cảm, nhất là trong 3 ngày đầu, vì lúc đó, siêu vi trùng dễ truyền nhiễm nhiều nhất. Nên rửa tay nếu lỡ chạm vào da người có bệnh, hoặc ngay cả sau khi bạn và người mắc bệnh cùng rờ vào một vật gì.
- Khi mắc bệnh không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, vì có những bệnh nhân bị cúm có diễn biến lành tính, họ có thể dùng các loại thuốc giảm bớt các triệu chứng bệnh cúm. Tuy nhiên, việc dùng các chế phẩm thuốc cũng có thể gây nguy hiểm, bởi cơ thể bệnh nhân có thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần của chế phẩm thuốc. Vì vậy cần phải có sự tư vấn và theo dõi từ các bác sĩ chuyên khoa.
- Nên chú ý ăn uống đủ chất, uống nhiều nước và cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày. Đặc biệt trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi vì chúng có tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống