Những mũi tiêm phòng vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất yếu, do vậy, trong thời gian này, các bậc phụ huynh cần chú ý tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ

Những mũi tiêm phòng vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh Những mũi tiêm phòng vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh

. HoiBenh xin giới thiệu các loại vaccine bắt buộc phải tiêm cho trẻ sơ sinh

1. Tiêm phòng vaccine bệnh lao

Từ sau khi sinh đến 12 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm phòng vaccine BCG để phòng ngừa bệnh lao màng não và các bệnh lao nặng khác thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khi tiêm vaccine lao BCG, các phản ứng hiếm gặp có thể xảy ra gồm: áp xe hoặc sưng chỗ viêm, sưng hạch gây mủ trong 2 đến 6 tháng sau khi tiêm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do kim tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vaccine. Nếu trẻ đẻ non, cân nặng dưới 2.5kg và đang bị bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc đang bị sốt, viêm da có mủ thì cần hoãn tiêm.

2. Tiêm phòng vaccine thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra, rất dễ gặp và có khả năng lây lan mạnh ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như zona, gây đau đớn cho trẻ.

Thời gian tiêm phòng thủy đậu cho trẻ là khoảng tháng 12 đến tháng 15, mũi nhắc lại tiêm vào khoảng 4 tuổi và 6 tuổi. Khi tiêm phòng thủy đậu, trẻ có thể có phản ứng sốt hoặc phát ban nhẹ, hoàn toàn không đáng lo ngại.

vicare.vn_nhung-mui-tiem-phong-vaccine-bat-buoc-danh-cho-tre-so-sinh-body-1

Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ

3. Tiêm phòng vaccine viêm gan A

Viêm gan A do virus HAV (Hepatitis A Virus) tấn công và gây nên những tổn thương tại tế bào gan với triệu chứng thường thấy là chán ăn, mệt mỏi, vàng da. Virus viêm gan A có thể xâm nhập cơ thể trẻ qua đồ ăn, thức uống nhiễm HAV.

Thời gian tiêm phòng vaccine viêm gan A khoảng từ 12 đến 23 tháng tuổi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 6 tháng. Sau khi tiêm vaccine viêm gan A, trẻ có thể bị đau đầu, chán ăn, cha mẹ không nên quá lo lắng bởi đây là những phản ứng phụ của vaccine.

4. Tiêm phòng vaccine virus Rota (RV)

Rota là tên một loại virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vaccine virus Rota thường ở dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, trẻ cần tiêm phòng 2 mũi ở tháng thứ 2 và tháng thứ 4. Phản ứng phụ của vaccine Rota trẻ có thể gặp là nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ.

5. Tiêm phòng vaccine 5 trong 1

Đây là loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền kiểm định, chỉ 1 mũi tiêm sẽ phòng được 5 bệnh bao gồm: bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib). Trẻ không cần tiêm nhiều mũi theo như chương trình tiêm chủng mở rộng, tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại cho các bậc phụ huynh.

Vaccine 5 trong 1 sẽ được tiêm cho trẻ trong khoảng 2 đến 4 tháng tuổi, đến tháng thứ 18 sẽ thực hiện tiêm nhắc lại. Khi tiêm, trẻ có thể gặp phản ứng phụ như sốt 38 độ (Gặp ở 10% các trường hợp)

vicare.vn_nhung-mui-tiem-phong-vaccine-bat-buoc-danh-cho-tre-so-sinh-body-2

Chán ăn là biểu hiện có thể gặp ở trẻ sau khi tiêm vaccine

6. Tiêm phòng vaccine bại biệt

Bại liệt là một bệnh rất nguy hiểm với trẻ em, có thể gây tê liệt hoặc dẫn tới tử vong ở trẻ. Vaccine bại liệt được tiêm 3 mũi: từ 2 đến 4 tháng tuổi, từ 6 đến 18 tháng tuổi và từ 4 đến 6 tuổi – cha mẹ cần nhớ đúng lịch để cho con em đi tiêm phòng đầy đủ.

7. Tiêm phòng vaccine MMR

MMR là loại vaccine giúp phòng ngừa 3 bệnh thường gặp ở trẻ bao gồm sởi, quai bị và rubella. MMR cần được tiêm cho trẻ ở tháng thứ 12 đến 15, mũi nhắc lại khi trẻ 4 đến 6 tuổi.

MMR có thể tiêm kết hợp cùng vaccine thủy đậu.

Như chúng ta đã biết, tiêm phòng vaccine là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hi vọng với những thông tin về những mũi vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh trên, các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức về tiêm phòng cho trẻ cũng như đưa trẻ tới các cơ sở tiêm phòng đầy đủ.