Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh do vi rút gây bệnh từ muỗi vằn. Sau một thời gian muỗi vằn đốt người bệnh thì vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người sau 5 đến 7 ngày thì phát bệnh. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết dưới đây sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh do vi rút gây bệnh từ muỗi vằn. Sau một thời gian muỗi vằn đốt người bệnh thì vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người sau 5 đến 7 ngày thì phát bệnh. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết dưới đây sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Muỗi vằn đốt người có bệnh sau đó đốt người khác có thể lây bệnh cho người đó. Bệnh có thể lan truyền thành một dịch bệnh nếu như không có những lưu ý khi bị sốt xuất huyết thì rất khó chữa và có thể gây tử vong nếu người bệnh là trẻ em.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-bi-sot-xuat-huyet-body-1

Muỗi vằn là loài côn trùng lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết khi đang khỏe mạnh thì đột ngột phát sốt cao tới 39-40 độ C. Kèm theo các biểu hiện phát ban, xuất huyết toàn thân ( hoặc ở tay, chân). Người bệnh bị đau đầu dữ dội, nhất là vùng trán. Đau sau hốc mắt và xương khớp mệt mỏi. Có biểu hiện đi ngoài không kiểm soát.

Bệnh nhân ở thể nhẹ thì chỉ khoảng một tuần sẽ tự hết bệnh mà không cần điều trị. Còn trường hợp người bệnh ở thể nặng thì bị chảy máu nội tạng ồ ạt. Tụt huyết áp nhanh chóng và mất máu. Nếu bị xuất huyết ở những cơ quan quan trọng như não và tim thì bệnh nhân có dấu hiệu bị sốc, hôn mê rất nhanh và sâu.

Người bị nặng có thể bị sốc trụy tim mạch (mạch nhanh, đổ mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, cảm giác bồn chồn lo lắng, tụt huyết áp). Người bệnh không bị chảy máu bên ngoài nên rất khó phát hiện. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong.

>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết: Triệu chứng và biện pháp điều trị hiệu quả

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-bi-sot-xuat-huyet-body-2

Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Cẩn thận khi truyền dịch

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết thường dùng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như uống thuốc hạ sốt, chườm khăn lên trán, lau người. Trong những ngày đầu bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt cần bồi phụ nước và điện giải.

Tuy nhiên người bệnh không được nóng lòng tìm đủ mọi cách để khỏi bệnh nhanh bằng việc tự ý truyền dịch. Việc làm này rất nguy hiểm vì không theo chỉ định của bác sĩ. Truyền dịch quá tải có thể làm bệnh nhân bị phù phổi. Còn nếu truyền dịch không đúng cách có thể gây sốc. Sốc ở đây là do truyền dịch chứ không phải sốc do bệnh gây nên.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết

Phụ nữ trong thời kì thai nghén bị sốt xuất huyết rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Nếu cơ thể người mẹ sốt từ 38,5 độ C trở lên và kéo dài thì mới ảnh hưởng đến em bé.

Chị em có thể áp dụng các biện pháp khống chế và kiểm soát thân nhiệt bằng cách chườm đá, dùng thuốc hạ sốt dành riêng cho phụ nữ mang thai hoặc nởi lỏng quần áo.

Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước

Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Ngoài ra có thể dùng nước hoa quả như: nước cam, nước dừa, nước chanh. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán.

tre uong nuoc

- Dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc

Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Thông thường thầy thuốc thường chỉ định thuốc hạ sốt thành phần không làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C.

Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết ở trẻ nếu có 5 dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay như: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh. Chỉ cần 1 trong 5 dấu hiệu trên phải đưa ngay bé đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

tre sot

- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt xuất huyết

Có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng cho trẻ từ:

- Nước cam

- Đu đủ

- Cháo

- Trà thảo dược

- Nước ép chanh

- Nước ép rau củ, nước hoa quả

>>> Xem thêm: Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè