Những loại thuốc bạn không nên tự cho trẻ uống

Hãy gọi để được giúp đỡ nếu bạn không chắc chắn về việc này. Dưới đây là một số loại thuốc mà bạn không nên tự cho con uống:

Những loại thuốc bạn không nên tự cho trẻ uống Những loại thuốc bạn không nên tự cho trẻ uống

Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc, đặc biệt là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có phản ứng phụ với thuốc nhiều hơn người lớn. Vì vậy việc tự kê toa cho con uống (OTC) - thậm chí thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc cần cân nhắc nghiêm túc. Nếu con bạn bị nôn hoặc phát ban sau khi uống thuốc, hãy gọi bác sĩ. Ngoài ra, hãy chắc chắn đặt số của Trung tâm chống độc gần điện thoại của bạn.

1. Aspirin

Không bao giờ cho con bạn dùng aspirin hay bất cứ loại thuốc chứa aspirin trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn làm như vậy. Aspirin có thể làm cho trẻ dễ bị hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Đừng cho rằng thuốc của trẻ em mua trong nhà thuốc đều không có chứa Aspirin. Aspirin đôi khi được gọi là "salicylate" hoặc "axit acetylsalicylic," vì vậy hãy đọc bao bì thuốc cẩn thận và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn không chắc chắn liệu một sản phẩm có chứa aspirin hay không.

vicare.vn-nhung-loai-thuoc-ban-khong-nen-cho-tre-uong-body-1

Đối với triệu chứng sốt và khó chịu khác, hãy hỏi bác sĩ của con về việc cho con dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Trừ khi các bác sĩ đặc biệt yêu cầu bạn, không tự ý cho một em bé nhỏ hơn 3 tháng dùng acetaminophen, và không đưa ibuprofen cho một em bé nhỏ hơn 6 tháng.

Nếu con bạn bị mất nước hoặc nôn mửa hoặc có bệnh hen suyễn, bệnh về thận, loét, hoặc một bệnh mãn tính, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho con uống ibuprofen. (Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về một loại thuốc thay thế cho acetaminophen nếu con bạn bị bệnh gan.)

2. Thuốc ho và thuốc cảm lạnh tự kê đơn

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng thuốc ho và cảm lạnh tự kê đơn (không cần chỉ định của bác sĩ) là hai loại thuốc không nên dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại thuốc này không thực sự làm giảm bớt các triệu chứng ở trẻ em lứa tuổi này và có thể gây hại, đặc biệt là nếu một đứa trẻ dùng nhiều hơn được liều lượng được khuyến cáo.

Ngoài tình trạng buồn ngủ hoặc mất ngủ, rối loạn dạ dày, và phát ban hoặc nổi mề đay, một đứa trẻ có thể bị tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như tim đập nhanh, co giật và thậm chí tử vong. Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em trên toàn quốc phải cấp cứu sau khi nuốt quá nhiều thuốc ho và thuốc cảm lạnh hoặc có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong năm 2008 dừng tiếp thị thuốc ho và thuốc cảm cho trẻ nhỏ hơn 3, và các chuyên gia y tế tin rằng đó là lý do tại sao số ca cấp cứu liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đã giảm đáng kể từ đó.

Nếu con của bạn đang bị cảm lạnh, bạn nên thử sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc các biện pháp khắc phục khác. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ của con cho ý kiến ​​để giúp bé cảm thấy tốt hơn.

3. Thuốc Antinausea

Đừng tự ý cho con uống thuốc antinausea trừ khi bác sĩ đặc biệt đề nghị loại thuốc này. Hầu hết những cơn nôn qua đi rất nhanh, và trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể xử lý chúng tốt mà không cần dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc antinausea có thể gây nhiều rủi ro và biến chứng. (Nếu con bạn bị nôn mửa và bắt đầu bị mất nước, hãy liên hệ với bác sĩ của con để được tư vấn về những gì bạn nên làm.)

4. Thuốc dành cho người lớn

Cho con bạn uống một liều nhỏ thuốc dành cho người lớn là việc rất nguy hiểm. Ngoài ra, thuốc cho trẻ sơ sinh thì thường cô đặc hơn so với thuốc cho trẻ lớn hơn, vì vậy hãy cẩn thận liều lượng bạn cho con dùng. Luôn luôn sử dụng thiết bị đo khối lượng thuốc, và nếu bao thuốc không liệt kê các liều tương ứng với độ tuổi và cân nặng của trẻ, bạn không nên cho con dùng thuốc đó.

vicare.vn-nhung-loai-thuoc-ban-khong-nen-cho-tre-uong-body-2

5. Thuốc được kê cho người khác hoặc tình trạng bệnh khác

Thuốc kê cho người khác (như anh chị em ruột) hoặc để điều trị các bệnh khác có thể không có tác dụng hoặc thậm chí là gây nguy hiểm khi cho con bạn uống. Chỉ cho con uống thuốc được bác sĩ kê cho con và theo điều kiện cụ thể của con.

6. Bất cứ loại thuốc nào đã hết hạn.

Hãy bỏ đi tất cả các loại thuốc, toa thuốc và thuốc tự kê ngay khi chúng hết hạn. Các loại thuốc đã bị đổi màu hoặc chảy nước - về cơ bản bất cứ thứ gì mà trông không giống như khi bạn lần đầu tiên mua nó cũng nên được bỏ đi ngay. Sau khi hết hạn sử dụng, thuốc có thể không còn hiệu quả và thậm chí có thể gây hại.

Nói chung, bạn cũng không nên xả thuốc trong bồn cầu nhà vệ sinh vì chúng có thể làm ô nhiễm nước ngầm và ảnh hưởng đến chính nước uống. Tuy nhiên, một vài loại thuốc rất có hại cho trẻ em, vật nuôi, và con người được Viện Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên xả nước trong nhà vệ sinh hơn là vứt vào thùng rác.

Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để xử lý các loại thuốc không mong muốn, hãy hỏi dược sĩ, hoặc truy cập trang thông tin của FDA về chủ đề này, hoặc đọc bài viết của chúng tôi về cách xử lý của thuốc đã hết hạn một cách an toàn.

7. Thuốc có thể nhai

Các loại thuốc ở dạng viên thuốc có thể nhai là một mối nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nếu con bạn ăn các chất rắn và bạn muốn sử dụng một viên thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có nên nghiền nát nó và cho vào cùng với thức ăn mềm, như sữa chua hoặc nước sốt táo hay không. (Hãy chắc chắn rằng bé ăn cả thìa để có được liều dùng đầy đủ.)

vicare.vn-nhung-loai-thuoc-ban-khong-nen-cho-tre-uong-body-3
Thuốc dạng viên có thể gây nghẹt thở cho trẻ, bạn nên nghiền nhỏ trước khi cho trẻ uống

8. Sirô ipeca

Không bao giờ tự ý sử dụng sirô ipeca. Nếu bạn hoặc bất kỳ người chăm sóc con bạn - chẳng hạn như ông bà hoặc người thân khác - có sirô ipeca trong nhà, hãy vứt bỏ nó ngay lập tức.

Sirô ipeca gây nôn mửa, và cha mẹ từng được khuyến khích để giữ một ít trong trường hợp ngộ độc. Nhưng các bác sĩ không còn khuyên nên dùng sirô ipeca vì không có bằng chứng cho thấy việc nôn ra giúp điều trị ngộ độc thức ăn. Và nôn sau khi nuốt phải chất độc thực sự có thể có hại.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tai nạn ngộ độc là để giữ cho các chất có hại ở ngoài tầm tay trẻ.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn: Baby Center