Những khó khăn mẹ gặp phải khi cho con bú lúc mang thai

Cho con bú lúc mang thai là sự lựa chọn khá phổ biến của những mẹ bầu bị lỡ kế hoạch, trót mang thai khi vẫn còn đang cho con bú. Việc duy trì bú mẹ cho trẻ lớn vẫn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, tuy nhiên chắc chắn mẹ bầu phải đối mặt với nhiều khó khăn khi cùng một lúc cơ thể phải đáp ứng sự phát triển không đồng bộ của cả 3 người. Đó là cơ thể của mẹ, của bé khi bú và của thai nhi trong bụng.

Những khó khăn mẹ gặp phải khi cho con bú lúc mang thai Những khó khăn mẹ gặp phải khi cho con bú lúc mang thai

Xảy ra các cơn đau ở ngực khi cho con bú lúc mang thai

Chắc hẳn các mẹ bầu đã không còn xa lạ gì với tình trạng ngực bị đau trong lúc mang thai, và lần mang thai kế tiếp này cũng sẽ không thể loại trừ việc này. Đặc biệt là vừa mang thai và vừa phải cho con bú, có thể ngực của mẹ sẽ đau hơn vì phải chịu áp lực bởi sự thay đổi các hormone và căng tức ngực khi sữa về.

Thế nên các chị em cho con bú trong lúc mang thai nên chuẩn bị sẵn tâm lý, từ đó vượt qua tình trạng này và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Bởi chắc chắn rằng, mẹ sẽ không thể nào không cho con bú khi trẻ còn quá nhỏ đúng không?

vicare.vn-nhung-kho-khan-me-gap-phai-khi-cho-con-bu-luc-mang-thai

Khi cho con bú lúc mang thai có thể mẹ sẽ trải qua các cơn đau ngực

Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn

Nếu như bạn đã từng trải qua những cơn ốm nghén, khiến cơ thể mệt mỏi rất nhiều trong lần mang thai trước thìlần này cũng sẽ không ngoại lệ. Việc mẹ phải vừa cung cấp sữa cho trẻ bú, lại phải vừa nuôi dưỡng bào thai trong bụng làm cho cơ thể càng mệt mỏi và nhanh chóng mất đi năng lượng cho bản thân.

Vì vậy để đảm bảo tốt vai trò của mình trong lúc này, mẹ nên cố gắng ăn uống để bồi bổ sức khỏe. Chị em nên bổ sung thêm axitfolic và canxi để cung cấp cho thai nhi đang phát triển. Đặc biệt là cần phải uống nhiều nước hơn, mẹ có thể uống trên 2 lít nước mỗi ngày.

Cơ thể nhanh chóng tăng cân

Trong trường hợp cho con bú lúc mang thai, chắc hẳn các chị em đều phải lên tinh thần cho vấn đề cân nặng. Vì lúc này có thể nói chế độ dinh dưỡng sẽ phải tăng gấp đôi hoặc hơn son với mức bình thường để đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cả 3 mẹ con.

Chình vì điều này, mà cân nặng của bà bầu sẽ thay đổi nhanh chóng. Vì lượng thức ăn mẹ cần sử dụng phải đầy đủ các chất cần thiết từ các chất đạm, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin... Tuy nhiên cũng chính vì điều này, mà có một số chị em sợ tăng cân quá nhiều làm mất dáng sau này nên họ ăn uống khá dè chừng. Vì thế lượng chất dinh dưỡng đáp ứng không đủ, dẫn đến con thì không đủ sữa bú, mẹ thì ngày càng suy nhược, thai thì phát triển kém... Để khắc phục vấn đề này là hoàn toàn có thể, chỉ cần chị em có chế độ ăn uống hợp lý sao cho mẹ ăn nhiều nhưng đều được các con hấp thụ hết. Thì sau khi sinh bạn sẽ chẳng còn lo sợ bởi dáng vóc của mình bị ảnh hưởng.

vicare.vn-nhung-kho-khan-me-gap-phai-khi-cho-con-bu-luc-mang-thai

Mẹ bầu thường hay phải tăng cân nhiều khi phải mang thai vào lúc con còn bú

Cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co tử cung

Cho con bú lúc mang thai đồng nghĩa với việc núm vú của mẹ sẽ bị tác động, gây kích thích và là điều kiện để sản sinh ra một loại hormone có tên là oxytocin.

Oxytocin có thể sẽ khiến cho tử cung bị co thắt trong suốt quá trình bú, hay khi quan hệ tình dục lúc mang thai. Tuy nhiên cảm giác của các cơn co thắt này rất nhẹ, hầu hết các mẹ bầu đều sẽ không nhận ra. Nhưng nếu bạn đã từng có tiền sử chuyển dạ sớm, đã từng bị sảy thai thì nên cẩn trọng để quyết định cai sữa cho trẻ hay không.

Trẻ có khả năng bỏ bú mẹ

Tình trạng bé tự dưng không chịu bú mẹ khi mẹ đang mang thai cũng khá dễ hiểu, vì lúc này sữa mẹ sẽ có sự thay đổi về nồng độ và hương vị. Điều này có thể làm trẻ thích hoặc tự động muốn cai sữa vì không hợp với "khẩu vị", lúc này mẹ nên cố gắng duy trì cho con bú nếu như trẻ còn quá nhỏ. Còn khi con có thể bắt đầu ăn dặm được, cứng cáp hơn thì có thể cai sữa cho bé hoàn toàn. Nhưng đừng quên cho con sử dụng thêm sữa bột, tăng cường các bữa ăn chính và phụ cho bé.

Ngoài ra đối với những trường hợp khi cho con bú, nhưng mẹ vẫn chưa biết mình mang thai thì việc trẻ sợ mùi sữa của mẹ cũng là một trong những dấu hiệu có thai mà mẹ cần nhanh chóng kiểm tra để xác định.

Và mẹ cần lưu ý rằng, nếu như khi thai nhi được 4-5 tháng tuổi mà trẻ vẫn còn bú thì bạn không nên lo lắng quá nhiều về việc sữa non sẽ bị cạn kiệt mà quyết định cai sữa cho bé. Vì sữa non rất giàu dinh dưỡng, trẻ có thể phát triển tốt hơn nhờ loại sữa này. Và việc mẹ có dứt sữa bé hay không, thì lượng sữa non vẫn sẽ được tiết ra đều đặn cho đến khi thai nhi trong bụng chào đời.Mang thai khi cho con bú có phải cai sữa cho trẻ hay không?