Những điều chồng nên làm giúp vợ hết sợ sinh nở

Làm mẹ là một trong những thiên chức tốt đẹp và tuyệt vời nhất mà người phụ nữ có được. Nhiều người phụ nữ rất hào hứng khi mới mang thai nhưng lại sợ hãi khi cách ngày vượt cạn chỉ còn vài tuần. Những lúc này các anh chồng cần phải ở bên động viên và là điểm tựa để giúp vợ hết sợ sinh nở.

Những điều chồng nên làm giúp vợ hết sợ sinh nở Những điều chồng nên làm giúp vợ hết sợ sinh nở

Làm mẹ là một trong những thiên chức tốt đẹp và tuyệt vời nhất mà người phụ nữ có được. Nhiều người phụ nữ rất hào hứng khi mới mang thai nhưng lại sợ hãi khi cách ngày vượt cạn chỉ còn vài tuần. Những lúc này các anh chồng cần phải ở bên động viên và là điểm tựa để giúp vợ hết sợ sinh nở.

Nỗi sợ trước ngày vượt cạn

Người phụ nữ mang thai khá nhạy cảm, dễ bị xúc động lo lắng và trầm cảm. Nếu không có người gánh bớt áp lực bầu sẽ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm trước sinh và sợ phải sinh nở. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới tâm lý khi vượt cạn và có thể gây nguy hiểm co cả mẹ lẫn con.

Những nỗi sợ sinh nở của bà bầu chủ yếu tập trung vào các yếu tố như sợ sinh nở không suôn sẻ, sợ đau khi sinh, sợ đến bệnh viện trễ khi trở dạ. Và những nỗi sợ này sẽ đeo bám, ám ảnh bà bầu khiến các chị em dễ rơi vào trạng thái mất ăn mất ngủ, gặp ác mộng, dễ cáu bẳn. Để giảm sự lo lắng bà bầu cần có người chia sẻ và an ủi nên chồng cần phải để ý tình trạng của vợ trước ngày sinh nở và có giải pháp kịp thời để giúp vợ hết sợ sinh nở.
vicare.vn-nhung-dieu-chong-nen-lam-giup-vo-het-so-sinh-no-body-1

Chồng nên làm gì khi vợ sợ sinh nở?

Nỗi sợ trước ngày sinh hay nỗi sợ vượt cạn là một trạng thái tâm lý nên muốn giải quyết chồng phải bắt đúng bệnh sau đó giúp vợ cải thiện tâm trạng. Hãy cố gắng nói chuyện với vợ một cách nhẹ nhàng và thường xuyên để kiểm tra xem vợ đang vướng mắc suy nghĩ ở đâu. Nếu nhận thấy vợ cáu gắt bất thường, hay im lặng hoặc suy nghĩ mông lung thì cần vỗ về và xoa dịu tâm trạng đúng lúc mới có thể giúp vợ hết sợ sinh nở. Sợ sinh là một bệnh tâm lý nên các anh chồng tuyệt đối không được cáu gắt và khó chịu khi thấy vợ hay lo lắng, hay than thở.

Hãy tìm hiểu những vấn đề liên quan tới kỳ sinh nở của vợ và trấn an mẹ bầu nhà mình bằng những giải pháp thực tế. Chẳng hạn như tìm số tài xế taxi để đảm bảo có thể đưa vợ vào viện ngay khi trở dạ, đảm bảo rằng cô ấy sẽ không bị muộn thời gian vào bệnh viện sinh con. Nếu vợ sợ đau và sợ các rủi ro khi sinh nở hãy tìm cho cô ấy địa chỉ sinh an toàn, hướng cho vợ suy nghĩ đến các biện pháp giảm đau khi sinh nở như tiêm thuốc, sử dụng liệu pháp tâm lý.

Cùng vợ đi khám những tuần cuối cùng, cùng cô ấy học hít thở, tham gia các lớp hỗ trợ tâm lý trước sinh sản hay cùng vợ đi bộ mỗi ngày giúp vợ hết sợ sinh nở. Những hoạt động này giúp cô ấy biết cách giữ sức và ổn định tâm lý khi vào phòng sinh. Điều này cũng giúp bầu hiểu mình luôn có chồng ở bên và giảm bớt lo sợ.
vicare.vn-nhung-dieu-chong-nen-lam-giup-vo-het-so-sinh-no-body-2

Phần lớn các bà vợ đều lo lắng mình sẽ không kiểm soát tốt khi vượt cạn, sẽ xấu xí sau sinh, sợ chồng chê bai mình, sợ mất vóc dáng. Và những nỗi sợ này chỉ có người chồng có thể trấn an. Đừng ngại ngần bày tỏ việc mình yêu vợ hoặc cảm ơn vợ đã mang thai và sinh con cho mình. Tỏ ra không để ý lắm đến việc cô ấy béo lên hay xấu đi, hoặc bày tỏ mình sẽ cùng cô ấy đi tập thể dục để lấy lại vóc dáng sau sinh sẽ giúp vợ bớt lo lắng.

Các biện pháp tâm lý của bác sĩ không bao giờ hiệu quả bằng việc người chồng tự trấn an và giúp vợ hết sợ sinh nở. Ở bên vợ, chia sẻ với vợ và an ủi cô ấy không chỉ giúp người phụ nữ bình tâm hơn mà còn giúp tình cảm hai vợ chồng trở nên gắn bó và hoà hợp.