Những điều cần lưu ý khi sử dụng Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy được xem như một loại kháng sinh tương đối an toàn và hiệu quả nhưng Amoxicillin vẫn tồn tại một số nguy cơ và tác dụng phụ khi sử dụng. Cùng HoiBenh tìm hiểu các lưu ý khi sử dụng Amoxicillin qua bài viết sau đây.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Amoxicillin Những điều cần lưu ý khi sử dụng Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy được xem như một loại kháng sinh tương đối an toàn và hiệu quả nhưng Amoxicillin vẫn tồn tại một số nguy cơ và tác dụng phụ khi sử dụng. Cùng HoiBenh tìm hiểu các lưu ý khi sử dụng Amoxicillin qua bài viết sau đây.

Amoxicillin là gì?

Amoxicillin là một loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp các mucopeptide của thành tế bào (cấu trúc giống như mạng tinh thể gồm các axit amin). Điều này làm suy yếu và phá hủy thành tế bào vi khuẩn.

Amoxicillin là kháng sinh phổ rộng, thuộc nhóm penicillin hay còn gọi là Beta-lactam. Amoxicillin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn, ví dụ như: viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, lậu và nhiễm trùng tai – mũi - họng, nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc dự phòng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn...

Amoxicillin được kết hợp với một loại kháng sinh khác là Clarithromycin để điều trị loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Sự kết hợp này đôi khi còn đi kèm với một thuốc làm giảm axit dạ dày là Lansoprazole có trong phác đồ điều trị HP.

Amoxicillin là tên hoạt chất, các hãng dược phẩm khác nhau sẽ đặt tên thuốc khác nhau.

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-amoxicillin-body-1

Lưu ý gì trước khi dùng Amoxicillin?

  • Không sử dụng thuốc này nếu bạn có tiền sử dị ứng với amoxicillin hoặc bất kỳ loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin (Ampicillin, Dicloxacillin, Oxacillin, Penicillin, Ticarcillin ...) hoặc Cephalosporin (Cefdinir, Cefprozil, Cefuroxim, Cefalexin...)
  • Để đảm bảo amoxicillin an toàn khi sử dụng, hãy trình bày với bác sĩ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh gan hoặc thận, rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu đơn nhân, tiền sử tiêu chảy do dùng kháng sinh hoặc bất kỳ tình trạng dị ứng nào trước khi sử dụng Amoxicillin.
  • Amoxicillin có thể làm thuốc tránh thai kém hiệu quả. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang sử dụng các phương pháp ngừa thai không nội tiết tố (sử dụng bao cao su, màng ngăn tinh trùng, thuốc diệt tinh trùng...) để tránh mang thai ngoài ý muốn trong khi dùng Amoxicillin.
  • Amoxicillin hiện nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về việc thuốc ​​ gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, tốt nhất nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai trong khi điều trị.
  • Amoxicillin có khả năng truyền vào sữa mẹ nhưng hàng loạt các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được amoxicillin gây hại cho em bé bú mẹ. Tuy nhiên, tốt nhất nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú.
  • Nếu bác sĩ chỉ định cho bạn viên nén nhai Amoxicillin, viên nén nhai có thể chứa phenylalanine. Do đó cần báo cho bác sĩ trước khi sử dụng các viên thuốc nhai nếu bạn mắc bệnh Phenylketo niệu (PKU).
  • Sử dụng thuốc đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi chưa dùng đủ ngày. Các triệu chứng của bệnh có thể cải thiện trước khi nhiễm trùng được điều trị hoàn toàn do đó không được tự ý ngưng thuốc. Amoxicillin được hấp thu nhanh sau khi uống và mức đỉnh đạt được 1-2 giờ sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, có thể mất tới 24-72 giờ dùng thuốc liên tục thì các triệu chứng nhiễm trùng mới bắt đầu giảm.
  • Amoxicillin không điều trị các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Không áp dụng lại đơn thuốc của người khác ngay cả khi họ có cùng triệu chứng với bạn.
  • Thuốc kháng sinh nói chung đều có thể gây tiêu chảy. Tiêu chảy có thể xảy ra trong khi bạn đang dùng amoxicillin hoặc có thể kéo dài vài tháng sau khi ngừng dùng thuốc. Điều này có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng mới. Nếu bạn bị tiêu chảy mất nước nhiều hoặc có máu trong phân, hãy ngừng dùng amoxicillin và báo ngay cho bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Dùng thuốc Amoxicillin như thế nào?

  • Uống Amoxicillin theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không dùng thuốc với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn liều dùng được chỉ định, không tự ý dùng thuốc ít hoặc lâu hơn thời gian khuyến cáo.
  • Dùng thuốc vào một thời điểm cố định mỗi ngày để hạn chế quên thuốc.
  • Thông thường, amoxicillin nên uống cùng với thức ăn hoặc trong vòng 1 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, tùy theo nhà sản xuất sử dụng các tá dược hỗ trợ, một số dạng amoxicillin có thể được dùng mà không cần có thức ăn. Có thể hỏi bác sĩ hoặc tra hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất để sử dụng hiệu quả nhất.
  • Đối với Amoxicillin dạng thuốc lỏng (pha chế từ bột pha hỗn dịch uống) cần lắc đều thuốc ngay trước khi đo lường liều lượng và sử dụng. Đo lường thuốc dạng lỏng thường được qui ước bằng dụng cụ (nắp chai thuốc, ống bơm lấy thuốc hoặc đo bằng muỗng...). Nếu bạn không chắc chắn về việc đo lường liều khi sử dụng dạng thuốc lỏng, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị. Thuốc dạng lỏng có thể uống trực tiếp hoặc trộn với nước, sữa, nước ép trái cây... và uống ngay sau khi trộn.
  • Viên nén nhai bắt buộc phải được nhai trước khi nuốt.
  • Đối với viên nén Amoxicillin bình thường, nếu trên bề mặt viên thuốc không có rãnh thì không được nghiền nát, nhai hoặc bẻ thuốc mà phải uống viên thuốc nguyên vẹn.
  • Nếu sử dụng amoxicillin trong một thời gian dài, chức năng thận và gan có thể bị ảnh hưởng, nên xét nghiệm máu thường xuyên. Khi thực hiện các xét nghiệm y tế khi đang dùng thuốc, nên nói với nhân viên y tế về việc dùng thuốc vì Amoxicillin có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm.
  • Nếu bạn đang dùng Amoxicillin với Clarithromycin và/hoặc kết hợp với Lansoprazole để điều trị loét dạ dày do vi khuẩn HP, cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc vì vi khuẩn HP rất dễ tái phát.
  • Bảo quản thuốc viên ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng trực tiếp. Có thể bảo quản Amoxicillin dạng lỏng trong ngăn mát tủ lạnh nhưng không cho phép thuốc đóng băng.
vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-amoxicillin-body-2

Làm gì khi bỏ quên một liều thuốc Amoxicillin?

Dùng liều Amoxicillin ngay khi nhớ ra. Lưu ý, bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ uống liều tiếp theo. Không uống một lúc 2 liều thuốc để bù.

Điều gì xảy ra nếu sử dụng quá liều Amoxicillin?

Các triệu chứng quá liều có thể là:

  • Nhầm lẫn, lú lẫn
  • Thay đổi hành vi
  • Phát ban da nghiêm trọng
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Co giật

Tác dụng phụ của Amoxicillin

Tác dụng phụ phổ biến amoxicillin

  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Buồn nôn và nôn

Tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ điều trị

  • Tiêu chảy như nước hoặc có máu trong phân
  • Lưỡi đen, sưng hoặc "có lông"
  • Sốt, sưng nướu, đau miệng, đau khi nuốt, triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm, ho, khó thở...
  • Các tuyến bị sưng, kèm theo phát ban hoặc ngứa, đau khớp.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng, mắt vàng.
  • Nước tiểu sẫm màu kéo dài.
  • Da bị ngứa ran dữ dội, tê, đau, yếu cơ
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (chảy máu mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), các đốm màu tím hoặc đỏ dưới da của bạn
  • Đau da sau đó là phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc trên cơ thể) và gây phồng rộp, bong tróc.

Tần suất gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Tiêu hóa

  • Thường gặp (1% đến 10%): tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng
  • Không phổ biến (0.1% đến 1%): nôn
  • Tần suất không được báo cáo: Viêm đại tràng xuất huyết/giả mạc, răng đổi màu, lưỡi có lông đen, viêm lưỡi, viêm miệng

Da liễu

  • Thường gặp (1% đến 10%): phát ban
  • Không phổ biến (0.1% đến 1%): Mề đay , ngứa
  • Rất hiếm (dưới 0.01%): Phù mạch , viêm mạch mẫn cảm
  • Tần số không được báo cáo : phát ban hồng ban dát sần, Stevens-Johnson Syndrome , viêm da bóng nước toàn thân, viêm da tróc vảy, hoại tử biểu bì độc/hội chứng Lyell...

Bộ phận sinh dục

  • Thường gặp (1% đến 10%): nhiễm nấm âm hộ

Hệ thần kinh

  • Thường gặp (1% đến 10%): nhức đầu, thay đổi vị giác
  • Rất hiếm (dưới 0.01%): co giật, chóng mặt, tăng kali máu
  • Tần suất không được báo cáo: độc tính hệ thần kinh trung ương

Miễn dịch học

  • Rất hiếm (dưới 0.01%): sốc phản vệ

Thận

  • Rất hiếm (dưới 0.01%): kết tinh sỏi, viêm thận kẽ

Huyết học

  • Rất hiếm (dưới 0.01%): giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài...

Gan

  • Rất hiếm (dưới 0.01%): viêm gan, vàng da ứ mật , tăng men gan

Khác

  • Thường gặp (1% đến 10%): nhiễm nấm các loại
  • Rất hiếm (dưới 0.01%): nấm candida

Xem thêm:

  • Có thai uống thuốc kháng sinh Amoxicillin có ảnh hưởng gì không?
  • Liều dùng thuốc kháng sinh amoxicillin và những thông tin cần biết