Những điều cần biết về việc đau xương cụt khi mang bầu

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng đau xương cụt. Tình trạng đau nhức này khiến cho nhiều bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới nhiều các hoạt động khác. Để giúp bà bầu thoải mái hơn, HoiBenh xin giới thiệu tới các bà bầu một số cách hạn chế các cơn đau xương cụt khi mang bầu.

Những điều cần biết về việc đau xương cụt khi mang bầu Những điều cần biết về việc đau xương cụt khi mang bầu

Mang thai là quá trình mà chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống. Điển hình thường gặp là các bệnh xương khớp, có khoảng 80% phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng đau xương cụt. Tình trạng đau nhức này khiến cho nhiều bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới nhiều các hoạt động khác. Để giúp bà bầu thoải mái hơn, HoiBenh xin giới thiệu tới các bà bầu một số cách hạn chế các cơn đau xương cụt khi mang bầu.

Nguyên nhân dẫn đến việc đau xương cụt khi mang bầu

Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống, phần xương được cấu tạo bởi năm đốt sống hình tam giác được nối với lại xương hông. Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở lên, hiện tượng đau xương cụt này sẽ trở nên phổ biến và ở mức độ nặng hơn với những triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức ở phần mông và phần hông
  • Cơn đau kéo xuống háng, chân, đầu gối và xuống tận mắt cá
  • Cơn đau sẽ từ một chỗ sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh.

Vicare.vn_nhung-dieu-can-biet-ve-viec-dau-xuong-cut-khi-mang-bau-body-1

Trọng lượng cơ thể tăng khiến trọng tâm cơ thể dồn lại phía sau và bụng nhô lên trước gây nên những cơn đau xương cụt.

Nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng đau xương cụt khi mang bầu chính là sự thay đổi xảy ra trong và ngoài cơ thể của phụ nữ trong suốt thai kỳ.

  • Sự thay đổi về hormone relaxin và estrogen ảnh hưởng tới dây chằng sát xương cụt gây các cơn đau ở vùng này
  • Khi mang bầu, trọng lượng cơ thể tăng khiến trọng tâm cơ thể dồn lại phía sau và bụng nhô lên trước. Điều này gây áp lực lớn lên phần xương cụt gây nên tình trạng đau nhức
  • Sự thay đổi tư thế không đúng cách cũng là có thể gây nên những cơn đau xương cụt bất ngờ
  • Một nguyên nhân khác của hiện tượng này là do thai nhi gây nên. Vào những tháng cuối thai kỳ, đầu của thai nhi sẽ chèn lên phần xương cụt khiến người mẹ luôn cảm thấy đau nhức khắp cả vùng mông và lưng.
  • Ngoài ra, nếu bà bầu mắc phải các chứng bệnh như táo bón, chấn thương vùng lưng khi mang thai, thoát vị đĩa đệm, rối loạn chức năng xương mu, ung thư vùng xương chậu cũng sẽ làm tăng nguy cơ của biến chứng đau xương cụt.

Giải pháp giảm đau xương cụt cho phụ nữ mang thai

Hiện tượng đau xương cụt khi mang bầu không quá nguy hiểm, tuy nhiên điều này lại khiến các bà bầu hết sức khó chịu và vất vả trong các sinh hoạt thường ngày. Để giúp hạn chế hiện tượng đau xương cụt , các bà bầu nên lưu ý một số điểm sau:

  • Chọn tư thế ngủ nghiêng bên trái và kẹp giữa hai chân bằng một chiếc gối để trọng lượng cơ thể được chia đều
  • Tránh các vận động quá mạnh, không mang vác những vật mặng dễ khiến căng mô liên kết và dây chằng ở lưng làm tăng cơn đau vùng xương cụt
  • Nói không với những đôi giầy cao gót vì nó sẽ làm dồn trọng lực lên chân kéo thêm các cơn đau mỏi khác
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế, đi lại để giúp mạch máu lưu thông và các đốt xương được linh hoạt
  • Hạn chế việc tăng cân quá nhanh và nhiều sẽ giúp giảm áp lực trọng lượng lên xương cụt
  • Khi ngồi nên chọn tư thế ngồi thẳng hoặc dựa lưng vào ghế mềm để hạn chế áp lực lên xương cụt
  • Sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng sẽ giúp giảm căng thẳng lên phần toàn bộ phần xương dưới thắt lưng
  • Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để cơ và xương khớp được thư giãn và linh hoạt hơn như đi bộ, ngồi tập thể dục trên bóng tròn
  • Bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ, đặc biệt là canxi để xương luôn chắc khỏe và cũng hạn chế được tình trạng táo bón.

Vicare.vn_nhung-dieu-can-biet-ve-viec-dau-xuong-cut-khi-mang-bau-body-2

Để hạn chế các cơn đau, bà bầu nên tránh các hoạt động nặng, mang vác đồ đồ nặng.

Ngoài ra, để giảm cơn đau xương cụt hành hạ vào tháng cuối, các mẹ bầu cũng có thể thực hiện một số các biện pháp sau:

Massage nhẹ nhàng phần xương cụt để làm giảm cơn đau. Các ông chồng sẽ là người thực hiện các động tác massage này để giúp giảm căng cơ phần xương cụt sẽ khiến cơn đau giảm đáng kể.

Tác dụng nhiệt cũng có khả năng nới lỏng mô và dây chăng giúp làm dịu cơn đau. Các bà bầu có thể ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc chườm khăn ấm.

Hiện tượng đau xương cụt tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì các mẹ bầu nên tìm đến các các sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Người mẹ có khỏe mạnh thì thai nhi cũng mới khỏe mạnh và phát triển tốt.