Những điều cần biết về nhiễm trùng nước ối khi mang thai

Nhiễm trùng ối là vấn đề khá nghiêm trọng hay xảy ra trong giai đoạn thai kỳ. Nếu mẹ bầu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vi khuẩn có thể xâm nhập, dẫn đến viêm màng ối làm cho thai nhi bị nhiễm trùng trong tử cung. Bài viết bên dưới sẻ đề cập đến những kiến thức cần thiết liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ối khi mang thai, cũng như cách xử lý.

Những điều cần biết về nhiễm trùng nước ối khi mang thai Những điều cần biết về nhiễm trùng nước ối khi mang thai

Nhiễm trùng ối là gì?

Nước ối chính là một lớp màng bảo vệ vững chắc cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai hơn 9 tháng của người mẹ. Nước ối bắt đầu được hình thành sau 12 ngày thụ thai, khi quan sát thấy nước ối chuyển màu xanh đục, có lẫn mủ và mùi hôi tức là khả năng rất cao mẹ đã bị nhiễm trùng ối trong tử cung.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối khi mang thai, có thể bắt nguồn từ trước hoặc trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu có quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến viêm nhiễm và tạo môi trường cho vi khuẩn E – Coli (đặc biệt là vi khuẩn nhóm B) xâm nhập vào cơ thể. Thì khi đậu thai, lượng vi khuẩn này lại có điều kiện bám vào sâu bên trong và tồn tại dài lâu. Nếu không có giải pháp điều trị ngăn chặn kịp thời, mẹ bầu có nguy cơ rất cao là bị vỡ ối trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Khi bị nhiễm trùng ối, mẹ bầu thường có những triệu chứng như: Sốt cao kèm theo tử cung đau và mềm; nhịp tim của mẹ và thai nhi đập nhiều hơn thường ngày. Khi quan sát âm đạo thấy dịch ối bị rỉ và có mùi hôi khó chịu kèm theo mủ; dịch tiết âm đạo có mùi rất khó chịu; bạch cầu trong cơ thể tăng cao...

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-trung-oi-khi-mang-thai-body-1

Vậy nhiễm trùng ối khi mang thai có nguy hiểm?

Các mẹ nên biết rằng nhiễm trùng ối là một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất đối với thai nhi. Khi bị nhiễm trùng ối, tức là lớp màng bảo vệ vốn dĩ an toàn hằng ngày của thai nhi không còn được đảm bảo, và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Nếu mẹ không may bị nhiễm trùng ối trước 37 tuần, thì có nhiều khả năng em bé sẽ phải sinh thiếu tháng, do môi trường trong cơ thể mẹ không còn đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi nữa.

Và đa phần những trường hợp trẻ sinh ra do nhiễm trùng ối dẫn đến vỡ ối đều không có khả năng cao sẽ có thể sống sót, vì thường bị nhiễm trùng trẻ sơ sinh, dẫn đến suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết... Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng ối trong lần đầu mang thai thì khả năng rất cao lần mang thai tiếp mẹ cũng sẽ bị nhiễm trùng ối.

Không chỉ thế, nhiễm trùng ối khi mang thai còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ làm mẹ bị viêm tử cung. Trường hợp nặng, có thể sẽ mất khả năng làm mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những lần mang thai tiếp theo.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-trung-oi-khi-mang-thai-body-2

Mẹ cần làm gì khi bị nhiễm trùng ối?

Khi thấy âm đạo có dấu hiệu bất thường, quan sát dịch nước chảy ra và có mùi hôi, dù ít hay nhiều thì mẹ bầu phải lập tức đến bệnh viện để các bác sĩ có thể thăm khám và điều trị kịp thời.

Trường hợp mẹ bị nhiễm trùng ối khi mang thai, bác sĩ sẽ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho mẹ như đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh như thế nào? Việc của mẹ là cần tuân thủ toàn bộ những điều này để bệnh nhanh chóng khỏi.

Tuyệt đối không bỏ thuốc giữa chừng hay tự ý đi mua thuốc về uống khi chưa có sự hướng dẫn của thấy thuốc. Trường hợp nặng và có dấu hiệu khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sinh ngay tức khắc.

Để đảm bảo không còn có khả năng nhiễm trùng sau sinh, bác sĩ sẽ cho cả mẹ và bé dùng kháng sinh sau sinh. Tùy vào thể trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Còn đối với những mẹ bầu, để đảm bảo an toàn và không để tình trạng nhiễm trùng ối xảy ra, các mẹ nên cố gắng giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ trong thai kỳ, bằng cách vệ sinh thường xuyên. Nếu thấy các biểu hiện như ngứa ngáy, ra khí hư có mùi lạ, màu trắng đục... thì đến ngay bệnh viện để khám và điều trị trước khi viêm nhiễm lây lan từ âm đạo sang tử cung, túi ối. Bên cạnh đó cần phải đi khám thai định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời nhất.

Xem thêm

  • Bà bầu nhiều nước ối có sao không?

  • Nước ối và những điều mẹ cần biết