Những điều cần biết về lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

Trong quá trình mang thai, 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để thai nhi có thể chào đời một cách dễ dàng và thuận lợi thì người mẹ cần phải tuân thủ theo lịch khám thai 3 tháng cuối.

Những điều cần biết về lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ Những điều cần biết về lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

Những xét nghiệm quan trọng trong lịch khám thai 3 tháng cuối

Trong lịch khám thai 3 thai cuối cũng sẽ có những xét nghiệm cơ bản nhưng cần thiết như:

  • Đo huyết áp ở người mẹ. Huyết áp bình thường là khi huyết áp tâm thu không quá 140mmHg và huyết áp tâm trương không quá 90mmHg. Huyết áp phụ thuộc vào chế độ ăn uống, hoạt động cơ thể và mức độ giữ nước của cơ thể người phụ nữ mang thai. Một số trường hợp bà bầu bị tăng huyết áp trong 3 tháng cuối thai kì. Những trường hợp này cần được theo dõi sát sao hơn vì tăng huyết áp có thể dễ gây tiền sản giật hoặc sản giật, ảnh hưởng không tốt đến cho cả người mẹ và thai nhi
  • Đo cân nặng ở bà bầu. Trong 3 tháng cuối thai kì này, phần lớn người phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Trọng lượng cơ thể người mẹ ở 3 tháng cuối này sẽ tăng dần lên, thông thường sẽ tăng từ 9 đến 13 kg so với cân nặng trước lúc mang thai. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp 3 tháng cuối này, người phụ nữ lại không tăng cân. Dinh dưỡng cho 3 tháng cuối này là cực kỳ quan trọng vì cơ thể người mẹ sắp trải quan giai đoạn vượt cạn khó khăn. Việc xác định cân nặng của bà bầu sẽ phát hiện được những trường hợp tăng cân quá mức và tình trạng bà bầu thiếu cân. Tùy vào những trường hợp thừa hay thiếu, bác sĩ sẽ có những gợi ý về chế độ ăn thích hợp.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-lich-kham-thai-3-thang-cuoi-thai-ky-body-1
  • Nhằm biết được các phản ứng của thai nhi thì các bác sĩ sẽ tiến hành ghi lại cử động của thai nhi. Việc đếm những cử động của thai nhi trong lịch khám thai 3 tháng cuối nhằm giúp bác sĩ và người mẹ có thể theo sát tình trạng sức khỏe của thai nhi, biết được những phản ứng của cơ thể thai nhi nhằm phát hiện những sự cố bất thường để có những xử lý kịp thời.
  • Bên cạnh đó, việc kiểm tra nước tiểu ở trong lịch khám thai 3 tháng cuối cũng rất quan trọng. Việc kiểm tra này nhằm phát hiện sớm những triệu chứng bất thường như tiền sản giật và phòng ngừa những biến chứng khác.
  • Trong khám thai 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung của người mẹ, song song đó sẽ tiến hành nghe tim thai. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ thăm khám cổ tử cung để từ đó đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung nhằm phát hiện và điều trị những trường hợp sinh non.
  • Một xét nghiệm quan trọng khác sẽ xuất hiện trong lịch khám thai 3 tháng cuối đó là siêu âm. Mục đích của việc siêu âm nhằm đánh giá sự phát triển của thai, đồng thời phát hiện sớm những trường hợp thai nhi bất thường. Bên cạnh đó, siêu âm nhằm xác định lượng nước ối, vị trí bánh nhau và độ trưởng thành bánh nhau có bình thường hay không
  • Người mẹ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò trong 3 tháng cuối thai kỳ. Những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non sẽ được kiểm tra một cách thận trọng.
  • Đặc biệt, trường hợp những mẹ bầu chưa xét nghiệm máu tổng quát trong thời gian mang thai sẽ được chỉ định xét nghiệm máu như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai...

Tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ tránh được những nguy cơ nào?

Ngôi thai ngược

Vào tuần 36, trong bụng mẹ trẻ sẽ quay đầu xuống dưới để chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên vẫn có khoảng 3-4% trường hợp các em bé vẫn ngôi mông hoặc nằm ngang tử cung, trường hợp này được gọi là ngôi thai ngược, khiến việc sinh thường trở nên khó khăn. Nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ có những xử lý kịp thời.

Sinh non

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, có rất nhiều trường hợp trẻ sinh non. Việc tuân thủ lịch khám 3 tháng cuối nhằm phát hiện và xử lý sớm những nguy cơ gây sinh non. Nếu ở ba tháng cuối thai kì, khi bạn có một trong những dấu hiệu sau: đau thắt ở vùng bụng, xương chậu, âm đạo ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối, đau thắt lưng, đau lưng,...thì bạn đang có nguy cơ sinh non, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để các bác sĩ có biện pháp hỗ trợ.

Tiền sản giật

Đối với trường hợp tiền sản giật bạn cần có sự theo dõi của bác sĩ.Người mẹ nên hạn chế các hoạt động thể lực, thay vào đó tăng cường nghỉ ngơi. Phải thường theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và theo dõi tim thai của bé, để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-lich-kham-thai-3-thang-cuoi-thai-ky-body-2

Thai nhi chậm tăng trưởng

Nếu không tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối, chúng ta sẽ khó biết được tình trạng phát triển của thai nhi. Có rất nhiều thai nhi có trọng lượng quá nhỏ, suy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối này. Ở trường hợp này, khi phát hiện sớm tình trạng của thai nhi, người mẹ có thể tăng cường chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi có thể chào đời một cách khỏe mạnh.

Lịch khám thai của người mẹ ở 3 tháng cuối này là rất quan trọng. Việc khám thai nhằm phát hiện những nguy hiểm có thể xảy ra cho người mẹ và thai nhi, từ đó có thể có những biện pháp đề phòng và khắc phục kịp thời. Vì vậy, các người mẹ nên tuân thủ theo lịch khám thai 3 tháng cuối một cách đầy đủ nhất.

Xem thêm:

  • Nên khám thai ở bệnh viện hay phòng khám tư
  • Các tuần nên đi khám thai
  • Đi khám thai 1 lần siêu âm hết bao nhiêu? Nên siêu âm ở đâu?