Những điều cần biết về gây tê màng cứng khi sinh

Gây tê màng cứng có lẽ là cụm từ không xa lạ gì đối với các mẹ đã từng sinh con bằng phương pháp sinh thường. Tuy nhiên, với những mẹ bầu lần đầu sinh bé thì phương pháp gây tê này vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ. Vậy gây tê màng cứng là gì và nó có gây nguy hiểm đến mẹ và bé không?

Những điều cần biết về gây tê màng cứng khi sinh Những điều cần biết về gây tê màng cứng khi sinh

Gây tê màng cứng có lẽ là cụm từ không xa lạ gì đối với các mẹ đã từng sinh con bằng phương pháp sinh thường. Tuy nhiên, với những mẹ bầu lần đầu sinh bé thì phương pháp gây tê này vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ. Vậy gây tê màng cứng là gì và nó có gây nguy hiểm đến mẹ và bé không?

Gây tê màng cứng

Đối với những mẹ bầu sinh khó, hoặc sợ đau khi sinh..., thì phương pháp gây tê màng cứng là lựa chọn tốt nhất để cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi. Với phương pháp gây tê màng cứng, các mẹ bầu sẽ ít phải chịu đau hơn, đỡ mất sức hơn. Các mẹ sinh mổ khi vào phòng phẫu thuật cũng được bác sĩ tiến hành phương pháp gây tê này để quá trình mổ để diễn ra dễ dàng hơn.

Thủ thuật gây tê màng cứng này được tiến hành khi các mẹ bầu đã vỡ ối và bắt đầu co bóp tử cung. Sau khi được tiêm thuốc tê vào cơ thể, các mẹ sẽ mất đi cảm giác đau từ bụng đến hai chân nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Đừng lo lắng vì các mẹ vẫn có thể cảm nhận được những cơn co tử cung khi sinh như bình thường.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-gay-te-mang-cung-khi-sinh-body-1

Thao tác gây tê màng cứng

Trước hết, các mẹ sẽ được bác sĩ khám tổng thể để xem xem liệu có tiến hành gây tê màng cứng được hay không. Sau đó sẽ làm giấy cam kết chấp nhận tiêm để đẻ không đau.

Các mẹ sẽ được nằm trên giường riêng biệt, giường này cũng chính là bàn đẻ mà mẹ sẽ sinh em bé tại giường đó. Tiếp đến, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình mở của tử cung và co bóp tử cung rồi tiến hành tiêm gây tê màng cứng. Lưu ý khi tiêm, các mẹ bầu buộc phải nằm nghiêng sang trái, co người và quay lưng, hoặc ngồi cong lưng để tiêm.

Vùng tiêm chính là vùng thắt lưng, mặc dù tiêm xong cơn đau đẻ sẽ bớt đi rất nhiều nhưng cảm giác lúc tiêm không hề thoải mái chút nào. Các mẹ có thể thấy hốt hoảng ngay từ lúc nhìn thấy mũi tiêm vì đây là mũi tiên khá to và dài. Để bớt đau, các mẹ hãy giữ bình tĩnh, ngồi đúng tư thế, thở nhẹ hít sâu và thư giãn tuyệt đối.

Sau khi kim tiêm đã vào đúng vụ trí ở xương sống, bác sĩ sẽ lấy mũi kim ra và để lại ống mềm trong lưng của me, đây cũng là lý do mẹ không cảm thấy gì khi cử đông và xoay mình vì nếu kim còn cắm ở lưng, mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy đau.

Thuốc gây tê màng cứng sẽ được truyền vào cơ thể mẹ thông qua kim mềm và thuốc ngấm đến đâu mẹ bầu sẽ cảm thấy tê và mát đến đó, cuối cùng sẽ mất hoàn toàn cảm giác ở nửa thân dưới kể từ vùng bụng. Đối với những mẹ bầu sinh mổ thì ngay cả bàn chân cũng không còn cảm giác, không thể cử động hay nhấc chân lên.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-gay-te-mang-cung-khi-sinh-body-2

Gây tê màng cứng có nguy hiểm cho em bé và sức khỏe của mẹ sau này hay không?

Đối với mẹ bầu, thuốc gây tê màng cứng làm giãn mạch máu nên rất có thể sẽ gây ra chứng giảm huyết áp hay huyết áp thấp cho mẹ sau sinh, tuy nhiên mẹ sẽ được truyền dịch để giữ cho huyết áp được ổn định hơn đồng thời huyết áp của mẹ cũng dược theo dõi và đo thường xuyên sau khi sinh thường. Mẹ bầu sinh mổ cố thể sẽ cảm thấy khó thở sau sinh nên có vài trường hợp cần sử dụng máy thở oxy để hỗ trợ.

Chứng đau lưng hay đau đầu của mẹ cũng có thể trở nên nặng hơn và kéo dài dài hơn nếu mẹ đã tiêm thuốc gây tê màng cứng khi sinh. Tuy nhiên mẹ bầu nào sau sinh cũng đau lưng cả, nên tình trạng này không hề kéo dài, khoảng 4 tháng đến 6 tháng sau sinh, nhưng cơn đau lưng sẽ giảm xuống và dần hết.

Đối với em bé, điều đáng mừng chính là các nhà khoa học cũng như bác sĩ chuyên khoa sản nhi đã khẳng định phương pháp gây tê màng cứng hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên đối với mẹ sinh mổ, vì phải tiêm thêm cả kháng sinh nên sữa sẽ xuống không đều ngay sau sinh, hoặc chậm tiết sữa.