Những điều cần biết về chấn thương sọ não ở trẻ em

Trẻ em không thể tránh gặp phải những tai nạn, vì vậy chấn thương sọ não ở trẻ em có thể diễn ra. Vậy phải làm thế nafo trong những trường hợp này?

Những điều cần biết về chấn thương sọ não ở trẻ em Những điều cần biết về chấn thương sọ não ở trẻ em

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Trẻ em không thể tránh gặp phải những tai nạn, vì vậy chấn thương sọ não ở trẻ em có thể diễn ra. Vậy phải làm thế naò trong những trường hợp này?

Phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ em như thế nào?

- Bất tỉnh: Nếu bé khóc thét ngay sau khi ngã thì phần nào có thể yên tâm vì bé vẫn tỉnh táo nhưng ngược lại bé ngất dù chỉ vài giây, cũng có thể do lực va đập có thể gây khối máu tụ.

- Nôn: Thông thường, sau khi ngã do khóc hay ho, bé vẫn có thể nôn 1 hay 2 lần. Nhưng bé nôn 3 lần trở lên thì đây lại là vấn đề chấn thương sọ não ở trẻ em đáng quan tâm.

- Đi loạng choạng, mất thăng bằng: Bé không thể chơi như bình thường, đi loạng choạng, mất cân bằng hay không thẻ xác định vật như bình thường nghĩa là bé đã bị tổn thương. Trong trường hợp này bé nên được gặp bác sĩ để đảm bảo sức khỏe

- Bé quấy khóc nhiều và khó dỗ nghĩa là bé đau và gặp nhiều bất thường trong cơ thể

- Ngủ nhiều: Thông thường trẻ sau khi khóc nhiều thường có xu hướng thiếp đi do mệt. Khi đó bạn nên để cho bé ngủ nhưng nên quan sát bé hàng giờ. Nếu hơi thở của bé không đều, da đổi màu thì chính là những dấu hiệu bất thường.

chấn thương sọ não ở trẻ em Để đến bé nếu bé quấy khóc quá nhiều.

Chấn thương sọ não ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Cũng giống như các vấn đề khác, chấn thương sọ não ở trẻ em cũng có những mức độ khác nhau.

- Chấn động não: là mức độ nhẹ nhất, bé chỉ bị chấn động não do lực va đập.

- Nứt sọ: do lực va đập tương đối mạnh làm nứt phần xương sọ.

- Dập não: do va đập mạnh hơn gây làm tổn thương nặng nề tổ chức não bên trong hộp sọ.

- Tụ máu: là tình trạng các mạch máu bên trong họp sọ bị tổn thương tạo nên máu tụ. Tình trạng này cần loại bỏ máu tụ kịp thời để tránh gặp phải các biến chứng.

Trường hợp nhẹ nhất, bé chỉ bị bầm nhẹ và vết bầm sẽ hết sau một đến vài tuần. Trường hợp nặng, chấn thương sọ não ở trẻ cần được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khó lường. Do đó, khi bé bị ngã và có dấu hiệu bất thường, bạn có xu hướng cho bé đi chụp X-quang hay CT-scan. Nhưng quan trọng nhất, bạn cần giữ bình tĩnh để xử lý vấn đề và trấn an bé. Đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

vicare.vn-chan-thuong-nao-o-tre-em-body-2

Khi nào không cần lo về chấn thương sọ não ở trẻ em?

Trong khá nhiều trường hợp khi thăm khám chấn thương sọ não ở trẻ em không có triệu chứng gì lúc đó bé sẽ được bác sĩ cho về nhà. Tuy nhiên, bé phải được theo dõi ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường. Ví dụ như quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, lúc tỉnh lúc mê, tay chân yếu liệt.

Khi phát hiện các bất thường trong hộp sọ như lún sọ hay có khối máu tụ to trong sọ có thể bé sẽ được chỉ định phẫu thuật. Nếu có nhiều thương tổn nặng, sau phẫu thuật trẻ sẽ được tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện.

Tuy trẻ em đang trong giai đoạn phát triển trong mọi kết quả điều trị thường có hiệu quả tốt hơn so với người lớn nhưng nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm lý cũng như thể chất cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Trong sinh hoạt hay vui chơi, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông. Khi ấy bạn có thể không cần lo lắng về chấn thương sọ não ở trẻ em.

Tóm lại, khi đã đảm bảo cho bé một môi trường an toàn trong sinh hoạt và vui chơi, bạn cũng nên trang bị cho mình kiến thức về chấn thương sọ não ở trẻ. Như vậy trong mọi trường hợp, chấn thương sọ não ở trẻ em không là điều quá đáng lo ngại.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não