Những điều cần biết về bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ
Từ khi trẻ được sinh ra và lớn lên, không khỏi mắc phải những bệnh lý bình thường hay phức tạp. Có những triệu chứng bệnh mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy và điều trị cho trẻ kịp thời. Nhưng bên cạnh đó cũng có những căn bệnh tiềm tàng, nếu như không được kiểm tra và phát hiện nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong đó, ...
Những điều cần biết về bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ
Từ khi trẻ được sinh ra và lớn lên, không khỏi mắc phải những bệnh lý bình thường hay phức tạp. Có những triệu chứng bệnh mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy và điều trị cho trẻ kịp thời. Nhưng bên cạnh đó cũng có những căn bệnh tiềm tàng, nếu như không được kiểm tra và phát hiện nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong đó, bệnh viêm VA được xem là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm nhưng còn ít người biết đến.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh về tai mũi họng đang ngày càng gia tăng. Trên thế giới tỷ lệ bệnh mũi họng ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo và tiểu học thay đổi tùy theo quốc gia như Scotland là 18%, Hoa Kỳ 10 %. Còn ở Ở Việt Nam tỷ lệ này còn rất cao ở nhiều địa phương như Hà Nội là 59,25%, Huế là 40,8%, Đăk Lắk 58,9% (Nguồn: Sở Y tế Kontum). Vậy bệnh VA là gì? Và nó nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Vicare lưu ý những điều ngay sau đây, để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hàng ngày một cách tốt nhất.
1.VA là gì?
VA là từ viết tắt từ hai chữ Vegetations Adenoides của tiếng Pháp. Đây là một tổ chức lympho nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau của trẻ. Khi hít vaò không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi vào khí quản và phổi. VA có từ khi trẻ mới lọt lòng, khi chưa bị viêm thì chúng có kích thước nhỏ, rất mỏng, xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài và với kích thước này đường thở hoàn toàn bình thường. Ở khoảng từ 6 tháng tuổi, VA phát triển dần dần với chức năng miễn dịch nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật. Ở vị trí này VA thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và trong thức ăn trước khi vào cơ thể để được kích thích tạo miễn dịch , đồng thời cũng vì thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên VA hay bị viêm nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm VA
- Do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống các thực phẩm quá lạnh của trẻ. Các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng, khi có cơ hội thì chúng trở thành tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm của vi khuẩn.
- Do trẻ bị viêm VA sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như cúm, sởi hay ho gà.
- Do ô nhiễm môi trường sống (khói bụi, thuốc lá...) cũng là một tác nhân khởi phát bệnh.
- Do trẻ bị giang mai bẩm sinh cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của VA.
- Ở một số trẻ, do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA.
3. Biểu hiện của Viêm VA
- Viêm VA được chia thành 2 loại đó là viêm VA mạn tính và viêm VA cấp tính. Viêm VA ban đầu là thể cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tình trạng bị viêm VA tái đi tái lại, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm VA mạn tính và gây ra các biến chứng tai mũi họng hoặc các bệnh lý hô hấp rất khó điều trị.
- Hầu hết trả bị nhiễm VA sẽ bị tắt mũi, thở bằng miệng. Ngoài ra ho nhiều và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khoẻ của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.
- Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên các bậc phụ huynh thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.
- Biến chứng thường gặp nhất là viêm thanh khí phế quản xuất hiên cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và nếu trẻ bị hen phế quản thì sẽ làm cho cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.
- Biến chứng viêm tai giữa, viêm đường tiêu hoá, áp xe thành sau họng, nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.Pyogenes) thì có thể gây viêm khớp hoặc viêm cầu thận cấp. Biến chứng của viêm VA mạn tính có thể làm biến dạng lồng ngực, lưng (cong, gù). Trẻ luôn bị mệt mỏi, lười biếng, buồn ngủ, giảm trí nhớ.
- Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nhầy mũi có màu xanh.
- Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, do đó thường thở bằng miệng. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm
4. Viêm VA để lại những hậu quả gì?
- Đường thở của trẻ do VA bị viêm nên sưng tấy, to ra. Gây cản trở lưu thông không khí từ đó làm cho não bộ thiếu oxy.
- Trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng khi ngủ sẽ làm cho biến dạng một số bộ phận như da xanh, răng bị vẩu, mọc lệch, môi trên bị kéo xệch lên, môi dưới thõng xống làm cho bộ mặt trẻ của trẻ thay đổi.
- Khi bị viêm VA trẻ cũng có thể bị biến chứng thành một số bệnh khác nặng hơn, nguy hiểm hơn. Đó là viêm phế quản. Viêm phế quản xảy ra chỉ sau vài ngày bị viêm VA cấp, trẻ vẫn sốt tiếp tục, sốt cao, ho nhiều hơn, khó thở, môi tím, cánh mũi phập phồng.
- Viêm VA cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp tính. Nếu là biến chứng của viêm VA cấp thì thường trẻ bị viêm tai giữa cấp tính có mủ. Trẻ sốt cao, quấy khóc nhiều do đau nhức trong tai.
- Một số trẻ có thể có tiêu chảy. Tiêu chảy ở đây không phải là do trẻ nuốt phải mủ của VA viêm mà do phản xạ thần kinh gây kích thích nhu động ruột, làm tăng nhu động ruột và làm cho trẻ bị tiêu chảy.
5. Nên làm gì khi trẻ có biểu hiện viêm VA
- Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị VA, thì nên dẫn trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám. Việc chẩn đoán viêm VA ở trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế đáng tin cậy, các bậc cha mẹ không nên tự ý chẩn đoán cho con mình rồi tự đi tìm cách điều trị.
- Khi được Bác sĩ chẩn đoán trường hợp VA bị viêm nhẹ, thì có thể không cần phải điều trị bằng thuốc. Chỉ cần bổ sung dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng. Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý , hút đờm mũi sạch, giữ vệ sinh và ủ ấm cho trẻ. Cần làm theo tư vấn từ phía các Bác sĩ chuyên khoa.
- Trường hợp trẻ bị viêm VA có triệu chứng nặng, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng mà trẻ sẽ được dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, hạ sốt, giảm đau...
- Khi trẻ được chẩn đoán viêm VA nặng, chèn ép đường thở gây nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì có thể sẽ cân nhắc đến việc can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA.
Một số cơ sở y tế điều trị viêm VA
1.Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của cộng đồng. Bệnh viện chính thức hoạt động vào ngày 27 tháng 07 năm 2000. Bệnh viện là một tòa nhà 5 tầng với tổng diện tích là 6,400 m2. Bệnh viện định vị ở khu vực quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho sự đi lại của bệnh nhân và việc sử dụng các dịch vụ tiện ích của thành phố. Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh có 150 giường bệnh, trang bị đầy đủ các dịch vụ chuyên khoa sử dụng những kỹ thuật y khoa tiên tiến. Bệnh viện Vạn Hạnh bao gồm những phòng được trang bị theo đúng quy định của ngành Y tế với những loại phòng VIP, phòng đơn, phòng 2 giường, phòng 4 giường và phòng 6 giường tạo thuận lợi cho sự chọn lựa của khách hàng.
Bệnh viện có nhiều chuyên khoa như: Khoa khám bệnh I; Khoa khám bệnh II; Khoa Nội; Khoa Ngoại; Khoa Phụ Sản... Hiện tại, Khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh đã và đang tiếp tục củng cố và phát triển các mặt mạnh hiện tại như : các phẫu thuật nội soi mũi xoang, Vi phẫu thuật tai giữa, Vi phẫu thanh quản, phẫu thuật các khối u đầu mặt cổ. Hoàn thiện về tổ chức và trang bị ngang tầm với một khoa Tai Mũi Họng của một bệnh viện loại II (phòng khám, phòng săn sóc hậu phẫu, giường lưu). Và Kết hợp với National Healthcare Group (Singapore) để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các bệnh nhân ung thu vòm, ung thư thanh quản có nhu cầu điều trị tại các BV Singapore.
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM
Lịch làm việc
- Thứ Hai đến Chủ Nhật (chiều Chủ Nhật và ngày Lễ nghỉ)
- Giờ làm việc: Sáng 07h đến 11h30 - Chiều 13h30 đến 17h
2. Bệnh viện Nhi Trung ương
Là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa. Bệnh viện Nhi Trung ương cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt nam. Đầu tư , ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em. Phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu nhi khoa. Chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước.
Khối xét nghiệm tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã có thêm các khoa Di truyền sinh học phân tử và Nghiên cứu di truyền sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm được nhận chứng chỉ quản lý chất lượng ISO:15189. Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục là một trong số ít các bệnh viện trong cả nước duy trì được tình trạng bệnh nhân không phải nằm ghép. Năm 2015 đã có thêm một số trung tâm chuyên sâu và khoa chuyên môn của bệnh viện được thành lập như Trung tâm tim mạch trẻ em, Trung tâm đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến, Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng Quan hệ quốc tế...tạo tiền đề để bệnh viện nâng cấp bộ máy trở thành bệnh viện hạng đặc biệt trong tương lai gần. Đội ngũ Bác sỹ tại đây đã ký kết hợp tác chuyên sâu với JICA và các trung tâm Y khoa hàng đầu của Nhật Bản; triển khai nhiều hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới, CDC và các trường đại học, viện nghiên cứu của Thụy Điển; tiếp tục hợp tác với Italia và Hoa Kỳ.
Địa chỉ: 18/879 La Thành, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội