Những điều cần biết về bệnh HIV/AIDS và một số CSYT xét nghiệm

Nhiễm HIV/AIDS là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đây là căn bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như đại dịch. Người mắc bệnh nếu như chủ quan sẽ càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh. Tuy đây là căn bệnh không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh là rất lớn.

Những điều cần biết về bệnh HIV/AIDS và một số CSYT xét nghiệm Những điều cần biết về bệnh HIV/AIDS và một số CSYT xét nghiệm

Nhiễm HIV/AIDS là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đây là căn bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như đại dịch. Người mắc bệnh nếu như chủ quan sẽ càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh. Tuy đây là căn bệnh không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh là rất lớn.

HIV/AIDS là gì?

HIV là từ viết tắt của Human Immunodeficieny Virus có nghĩa là Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV là sau khi xâm nhập vào cơ thể người nhiễm sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnhnhiễm trùng cơ hội và gây ra các triệu chứng liên quan và các bệnh lý khối u. Còn AIDS (Acquired Immuno - Deficiency Syndrome) là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do gia đoạn HIV hình thành. Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS khoảng 10 năm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS trong vòng vài tháng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

Con đường lây lan truyền nhiễm

- Lây truyền qua đường tình dục: Tính chung trên thế giới, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục khác giới chiếm 71%, qua tình dục đồng giới (nam) chiếm 15%. Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên khi có bệnh lý gây nên nhiễm ở bộ phận sinh dục, có vết sây sát xảy ra khi giao hợp hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người...

- Lây truyền qua đường máu: Do truyền máu và các sản phẩm của máu, ghép tạng... không kiểm soát được HIV, do dùng chung bơm tiêm kim tiêm (nguy cơ cao đối với người tiêm chích ma tuý), do dùng chung kim châm cứu, kim xăm trên da v.v....

- Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ và sau khi đẻ (qua sữa).

Các thời kỳ của bệnh và biểu hiện

1. Thời kỳ sơ nhiễm

Hầu hết người bị nhiễm HIV đều không có biểu hiện lâm sàng của thời kỳ này. Chỉ có khoảng 20% có một số có các biểu hiện giống cúm. Bệnh nhân có sốt 39 độ C, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Có thể bị sưng hạch vài nơi, phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da. Tất cả các biểu hiện này sẽ tự ổn định trong vòng 8-10 ngày.

Sau khoảng 2-12 tuần hoặc hơn, trong máu mới xuất hiện kháng thể đặc hiệu. Thời gian kể từ khi bị nhiễm cho đến khi xuất hiện kháng thể trong máu. Tuy ở thời kỳ này xét nghiệm máu âm tính, song có khả năng lây bệnh cho cộng đồng qua các hành vi nguy cơ.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

2. Thời kỳ nhiễm trùng không có triệu chứng

Thời kỳ này mặc dù xét nghiệm máu có HIV dương tính, nhưng người nhiễm không có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng và tiếp tục có thể lây bệnh cho cộng đồng. Diễn biến của thời kỳ này thường theo 3 hướng:

- Hướng thứ nhất: nếu thay đổi hành vi, luyên tập thân thể và có chế độ ăn hợp lý, người nhiễm HIV có thể sống trong nhiều năm khỏe mạnh mà không có biểu hiện gì trên lâm sàng.

- Hướng thứ hai: HIV diễn biến tự nhiên, phá hủy các tế bào miễn dịch, người bệnh diễn biến qua giai đoạn hạch dai dẳng rồi diến biến thành AIDS trong vòng 5-7 năm.

- Hướng thứ ba: Bệnh diễn biến nhanh ở những người đã nhiễm HIV tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nên nhiễm thêm các chủng HIV khác, hoặc người có bội nhiễm các bệnh khác như bệnh lý đường tình dục. Đây sẽ là những tác nhân kích thích dẫn đến diễn biến nhanh đến AIDS.

3. Giai đoạn bệnh hạch dai dẳng toàn thân

Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân, thường gặp ở 2 bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm... Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau.

4. Giai đoạn cận AIDS và AIDS

Giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể giảm đi, người bệnh rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và nấm; sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, nhiều người bị tiêu chảy mạn tính kèm theo sút cân. Khi vào giai đoạn AIDS tiến triển hay còn gọi là giai đoạn cuối, tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, sẽ xuất hiện các nhiễm khuẩn cơ hội khác như viêm màng não, một số khối u. Đến khi phát bệnh AIDS, hệ miễn dịch đã bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Các dấu hiệu và triệu chứng của một số nhiễm trùng này có thể bao gồm xuất hiện các dấu hiệu không đặc hiệu như sụt cân, vã mồ hôi ban đêm, sốt kéo dài, ho và ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng, ngứa hoặc viêm da mủ toàn thân dai dẳng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

Xét nghiệm và chẩn đoán

Việc đầu tiên bạn cần làm là đến các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV. Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố đều có xét nghiệm HIV. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn làm xét nghiệm. Xét nghiệm sẽ được tiến hành rất nhanh chóng, đơn giản, theo quy chuẩn của Bộ Y Tế. Có thể sử dụng 1 trong những xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm kháng thể. Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

- Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase

- Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, micoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn chưa bị nhiễm HIV, bạn sẽ được tư vấn những điều nên làm để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, biết được điều đó sớm sẽ giúp bạn giữ được sức khoẻ tốt. Việc bị nhiễm HIV dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh AIDS. Bạn vẫn có thể sống khoẻ mạnh trong nhiều năm nữa nếu biết cách chăm sóc bản thân tốt và được theo dõi sức khoẻ.

Điều trị bệnh

Hiện nay mặc dù không có thuốc điều trị khỏi bệnh mà chỉ có thuốc ức chế sự phát triển nhân lên của vi-rút trong máu và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Có thể điều trị bệnh bằng các cách sau:

1. Điều trị bằng thuốc

– Thuốc chống virus, là loại thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus.

– Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine... (Cần có sự hướng dẫn và theo dõi từ các bác sĩ, tránh lạm dụng có thể gây những tác hại nguy hiểm).

– Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

2. Trị liệu bổ sung

– Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ.

– Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu...

Cách phòng bệnh

- Không dùng chung kim, ống chích, dụng cụ châm chích, rạch da, nếu chưa được khử trùng đúng cách,

- Chỉ nên truyền máu đã được kiểm tra HIV (ngành y tế chịu trách nhiệm).

- Không quan hệ bừa bãi tình dục với người mãi dâm, đồng tình luyến ái hoặc quan hệ nhiều bạn tình. Nên chung thủy một vợ một chồng.

- Sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa bệnh AIDS lây qua đường tình dục.

- Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai.

Các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm HIV uy tín

1. Viện Huyết Học và Truyền Máu Trung Ương

Viện Huyết Học và Truyền Máu Trung Ương là viện chuyên khoa đầu ngành về Huyết học và Truyền máu của cả nước. Là đơn vị chăm sóc sức khỏe hàng đầu khu vực phía Bắc và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Với đội ngũ các Bác sĩ là Phó giáo sư, Tiến sĩ, Các bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp chẩn đoán và điều trị. Viện Huyết Học và Truyền Máu Trung Ương được trang bị đầy đủ nhiều thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

Hiện nay bệnh viện có các đơn vị trực thuộc các khoa Lâm sàng như: Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú: Trung tâm điều trị Hemophilia, Trung tâm Thalassemia, Trung tâm Tế bào gốc, khoa bệnh Máu tổng hợp 1... Các khoa Cận lâm sàng: Khoa Huyết thanh học nhóm máu, khoa Tế bào - tổ chức học, khoa Đông máu, khoa Miễn dịch... Ngoài ra đây còn là địa chỉ uy tín thực hiện chính xác các xét nghiệm HIV, hỗ trợ điều trị cho những trường hợp mắc phải với sự ân cần và chăm sóc chu đáo từ đội ngũ y bác sĩ.

- Địa chỉ: 14 Trần Thái Tông, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

2. Phòng Xét Nghiệm HIV/AIDS - Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng Xét Nghiệm HIV/AIDS - Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y Tế công nhận là phòng Xét Nghiệm chuẩn thức của khu vực phía Nam. Đây cũng là nơi phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam vào năm 1990.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hiv/aids-va-mot-so-co-so-xet-nghiem-uy-tin

Kể từ khi thành lập, đơn vị luôn đi tiên phong trong việc xây dựng và triển khai các kỹ thuật mới tại Việt Nam. Và hiện nay, phòng Xét Nghiệm HIV/AIDS - Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh được xem là đơn vị triển khai đầy đủ nhất các kỹ thuật xét nghiệm trong chẩn đoán, lượng giá và theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong cả nước. Bộ phận xét nghiệm Phân tích kiểu gien HIV kháng thuốc (HIV DR genotyping) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá và công nhận là Phòng xét nghiệm đạt chuẩn Quốc gia (National laboratory for HIVDR genotyping) từ năm 2012.

- Địa chỉ: 167 Pasteur, 8, Quận 3, Hồ Chí Minh

- Lịch làm việc từ Thứ Hai - Thứ Sáu: 7 giờ đến 17 giờ - Thứ Bảy: 7 giờ đến 16 giờ

Nguồn: Sức khỏe đời sống