Những điều cần biết về bệnh chân tay miệng ở người lớn

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở trẻ em 5 tuổi. Và theo điều tra và thống kê, tỷ lệ mắc chân tay miệng ở người lớn chiếm khoảng 1% tổng số ca mắc bệnh. Điều đó đồng nghĩa với việc, người trưởng thành hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh.

Những điều cần biết về bệnh chân tay miệng ở người lớn Những điều cần biết về bệnh chân tay miệng ở người lớn

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở trẻ em 5 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh không thể phát sinh ở người trưởng thành. Theo điều tra và thống kê, tỷ lệ mắc chân tay miệng ở người lớn chiếm khoảng 1% tổng số ca mắc bệnh. HoiBenh xin giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh chân tay miệng ở người lớn để bạn có thể nhận biết và có các phòng tránh, xử lý bệnh.

1. Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở người lớn

Bệnh chân tay miệng ở người lớn được gây ra bởi virus gây nhiễm trùng đường ruột là Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71. Bệnh có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, phân của người đã mắc bệnh.

Bệnh có thể xảy ra các tháng trong năm nhưng dễ bùng phát thành dịch tại miền Nam trong 2 khoảng thời gian: tháng 4 đến tháng 6 và tháng 10 đến tháng 12. Những vùng đông dân cư, môi trường sống ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém là những nơi bệnh dễ thành dịch nhất.

vicare.vn_nhung-dieu-can-biet-ve-benh-chan-tay-mieng-o-nguoi-lon-body-1

Hình ảnh 2 loại virus gây bệnh

2. Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở người lớn

Xuất hiện những mụn nước trên bàn chân, bàn tay, các vết loét trong miệng. Nếu chỉ xuất hiện trên da, bệnh chân tay miệng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài ra thông thường khác như thủy đậu...

Những mụn nước này cũng có thể xuất hiện ở mông, trên mặt đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đau, không có cảm giác ngon miệng khi ăn.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng

3. Bệnh chân tay miệng có thể lây từ trẻ em sang ngưới lớn được không?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa truyền nhiễm – thần kinh thuộc bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ: Bệnh chân tay miệng do virus gây nên và hoàn toàn có thể từ trẻ em sang người lớn nếu có tiếp xúc mới nguồn bệnh. Tuy nhiên, theo các thống kê trong nhiều năm, virus gây bệnh chân tay miệng không gây nhiền biến chứng như ở trẻ em, các triệu chứng như sốt, đau đầu cũng ít nghiêm trọng và đáng lo ngại hơn. Đã ghi nhận một số biến chứng của bệnh cho người lớn là cứng cổ, đau lưng, đau đầu.

vicare.vn_nhung-dieu-can-biet-ve-benh-chan-tay-mieng-o-nguoi-lon-body-2

Rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh lây lan

4. Cách khắc phục bệnh chân tay miệng ở người lớn

So với trẻ em, bệnh chân tay miệng ở người lớn ít nguy hiểm và biến chứng hơn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể chủ quan khi nhiễm bệnh. Khi đã nhiễm bệnh, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, hạn chế vận động mạnh hoặc làm vỡ các mụn nước
  • Uống nhiều nước
  • Nếu thấy sốt cao, có thể hạ sốt bằng một số loại thuốc không cần kê đơn (thường là ibuprofen)
  • Không nên tắm nước lạnh. Nên tắm bằng nước ấm.
  • Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da có thành phần lô hội để giữ ẩm và tăng cường độ ẩm cho da.
  • Đeo khẩu trang, che tay khi hắt hơi, ho để không lây bệnh cho người xung quanh, đặc biệt nếu gia đình có trẻ nhỏ
  • Rửa tay khi chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn...
  • Có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt nhưng cần lưu ý với những trường hợp mắc bệnh về gan và thận. Aspirin được khuyến cáo sử dụng nhưng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu.

Nếu các biện pháp trên đã được áp dụng và không thấy tình trạng khả quan của bệnh, có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà