Những điều cần biết về bệnh bạch hầu và cách phòng chống

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có thể truyền từ người này sang người khác. Trong những năm gần đây, bệnh bạch hầu gần như đã "vắng bóng", tuy nhiên các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này là bất cứ lúc nào. Và mới đây Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Bình Phước đã chính thức ký quyết định công bố dịch bệnh bạch hầu qui mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình ...

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu và cách phòng chống Những điều cần biết về bệnh bạch hầu và cách phòng chống

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có thể truyền từ người này sang người khác. Trong những năm gần đây, bệnh bạch hầu gần như đã "vắng bóng", tuy nhiên các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này là bất cứ lúc nào. Và mới đây Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Bình Phước đã chính thức ký quyết định công bố dịch bệnh bạch hầu qui mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm tránh dịch bệnh lây lan, sau khi đã có 3 người trẻ tử vong và 47 người đang điều trị tại các bệnh viện. Để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng Vicare điểm qua một số thông tin quan trọng, đáng lưu ý ngay sau đây. Để bản thân mỗi người có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và mọi người xung quanh luôn được đảm bảo.

Bạch hầu, dịch bệnh kinh hoàng tại nhiều quốc gia (Nguồn: Bách khoa toàn thư)

- Bệnh bạch hầu được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ 5 trước công nguyên. Nhiều tài liệu cũng đã đề cập đến sự hoành hành của căn bệnh này tại Ai Cập cổ đại và Syria.

- Vào thế kỷ 17, căn bệnh này đã gây ra rất nhiều vụ dịch gây chết người hàng loạt tại châu Âu. Và ở Tây Ban Nha gọi đây là căn bệnh “kẻ treo cổ”, còn ở Ý gọi là bệnh cổ họng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-bach-hau-va-cach-phong-chong

- Vào khoảng năm 1735, bệnh bạch hầu lan rộng đến các thuộc địa ở châu Mỹ, gây nên một dịch bệnh kinh hoàng. Chỉ trong vòng vài tuần, gia đình có người mắc bệnh đã bị tử vong toàn bộ.

- Vào năm 1921, Hoa Kỳ ghi nhận 206.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và 15.520 trường hợp đã tử vong vì căn bệnh này. Trước khi có thuốc điều trị bệnh bạch hầu, một nửa số người bị bệnh bạch hầu đã phải qua đời. Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh bạch hầu dao động khoảng 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, 5-10% là đối tượng từ 5-40 tuổi.

- Bắt đầu vào năm 1920, số người mắc bệnh bạch hầu giảm nhanh chóng ở Mỹ và nhiều nước khác nhờ sử dụng rộng rãi các loại vắc-xin. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn tiếp tục hoành hành trên toàn thế giới dù đã có vắc-xin.

- Vào năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới báo cáo đã ghi nhận 7321 trường hợp mắc bệnh bạch cầu. Con số này chưa phải là thống kê đầy đủ ở các quốc gia nên có thể sẽ còn cao hơn nữa.

- Còn tại Việt Nam, mặc dù chưa có con số chính xác về căn bệnh này. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 năm gần đây thì ngay giai đoạn từ năm 2005 đến 2006, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có tới hàng chục trường hợp mắc bạch hầu, khu vực Đông Nam bộ cũng có số ca mắc rải rác dù không nhiều. Nhưng nếu tỉ lệ tiêm chủng giảm sâu và tiêm không đủ 4 mũi cơ bản cho trẻ trong độ tuổi, bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện trên diện rộng tại địa bàn dân cư đông.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc cổ họng và mũi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể gây thiệt hại trầm trọng cho thận, tim, hệ thần kinh và dẫn đến tử vong.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-bach-hau-va-cach-phong-chong

Nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh bạch hầu

Ổ dịch bạch hầu thường xuất phát từ những nơi đông đúc, miễn dịch chưa đầy đủ, điều kiện vệ sinh kém. Đặc biệt dịch bạch hầu vẫn xảy ra ở nhiều nước trong khu vực và việc giao lưu đi lại nhiều như hiện nay cũng là một điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Vi khuẩn bạch cầu Corynebacterium diphtheriae thường trú ở họng, amiđan, mũi, thanh quản và thường tạo thành màng giả màu trắng. Khi màng dày này lan vào thanh quản và khí quản có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở gây nghẹt thở và tử vong. Và nó thường truyền qua đường hô hấp thông qua dịch tiết hô hấp trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi họng bị nhiễm bệnh hoặc vết thương trên da. Bệnh hay xảy ra ở trẻ 2-7 tuổi (hoặc lứa tuổi lớn hơn nếu không được tiêm phòng) và lây qua đường hô hấp hoặc qua các đồ dùng, thực phẩm.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

- Sốt nhẹ, đau đầu.

- Bị viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở.

- Đau họng dẫn tới chán ăn.

- Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.

- Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

- Sau khi thấy triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-bach-hau-va-cach-phong-chong

Các giai đoạn của bệnh bạch hầu

Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Giao, Khoa Nhi D - Trung tâm Bệnh viện nhiệt đới Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết bệnh bạch hầu có 4 thể lâm sàng: bạch hầu họng thể thông thường (70%), bạch hầu ác tính, bạch hầu thanh quản (26%) và bạch hầu mũi (4%). -

1. Bạch hầu thể họng thông thường

Thời kỳ nung bệnh 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng. Sau đó là thời kỳ khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ (38-38,5 độ C), sổ mũi 1 hoặc 2 lần, niêm mạc họng đỏ, kém sáng hơn. Xuất hiện những chấm trắng mờ và mỏng, hạch dưới hàm sưng to và đau. 2-3 ngày sau là thời kỳ toàn phát, trẻ cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng, đau cổ họng, người mệt mỏi xanh xao. Trong họng xuất hiện màng trắng ngà, dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới, khi bong tróc rất dễ chảy máu. Màng giả này lan tràn rất nhanh ở 1 hoặc 2 bên amiđan. Bệnh nhân sốt khoảng từ 38 đến 38,5 độ C và ở tình trạng nhiễm độc, da xanh tái, mạch nhanh, huyết áp hạ.

2. Bạch hầu ác tính

- Gồm 2 thể, là thể tiên phát xuất hiện ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của bệnh, với những dấu hiệu đột ngột như sốt cao (39-40 độ C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch cổ sưng to, cổ bạnh ra. Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, sốt cao, xuất huyết nhiều nơi, khi uống nước sẽ bị sộc ra mũi, huyết áp hạ, mạch nhanh. Bệnh nhân có thể bị tử vong.

- Thể thứ phát thường xuất hiện sau bạch hầu họng thông thường do điều trị muộn.

3. Bạch hầu thanh quản

Phần lớn do bạch hầu họng thể thông thường không được điều trị kịp thời gây ra. Ở thể này, màng giả lan xuống tận thanh quản.

4. Bạch hầu mũi

Rất hiếm gặp. Ngoài các triệu chứng sốt nhẹ, da xanh, ăn hay bị nôn, bệnh nhân còn bị lở trong lỗ mũi và cánh mũi.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-bach-hau-va-cach-phong-chong

Cách phòng chống và điều trị bệnh bạch hầu

- Theo Bác sĩ Phan Lương Ánh Linh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm văc- xin theo quy định của Bộ Y tế.

- Đảm bảo nơi sinh hoạt thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

- Che miệng khi ho, hắt hơi.

- Giữ vệ sinh thân thể, nhất là mũi, họng hằng ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh.

- Nếu nghi ngờ, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?