Những điều cần biết khi mang thai ở độ tuổi 20

Mang thai ở độ tuổi 20 sẽ làm giảm nguy cơ thai nhi mắc bệnh Down hay một số các dị tật bầm sinh khác ở trẻ sơ sinh.

Những điều cần biết khi mang thai ở độ tuổi 20 Những điều cần biết khi mang thai ở độ tuổi 20

Các bạn trẻ ở độ tuổi từ 20 – 29 tuổi vừa mới lập gia đình, thường rất mong ngóng đứa con đầu lòng cũng như bị ảnh hưởng từ phía gia đình về vấn đề này, vì vậy mang thai thường làm bạn lo lắng và bất an. Bạn không biết đâu là thời điểm thụ thai thích hợp, không biết phải chuẩn bị những gì trước khi mang thai? Bài viết này, ViCrare xin được chia sẻ với bạn một số điều cần biết khi mang thai ở độ tuổi.

Sức khỏe thể chất trước khi mang thai ở độ tuổi 20

Đối với sức khỏe của cả nữ giới và nam giới, độ tuổi 20 là thời gian mang thai thuận lợi nhất. Đối với nữ giới từ 20 – 29 tuổi, buồng trứng có khoảng 300.000 trứng và số trứng này sẽ rụng đều trong chu kì kinh nguyệt. Đối với nam giới trong độ tuổi này, tinh trùng do tế bào sinh dục nam tạo ra khá tốt có kích thước khoảng 65-70 μm và tốc độ di chuyển là 1.5 – 2.5 mm/phút. Chất lượng trứng và chất lượng tinh trùng sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai, chất lượng càng tốt thì hiệu suất thụ thai càng cao và ngược lại. Tuy nhiên cả chất lượng trứng và chất lượng tinh trùng sẽ giảm dần theo thời gian do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài.

Quan hệ trong thời gian trứng rụng sẽ tăng tỷ lệ gặp nhau giữa trứng và tinh trùng. Để giúp hiệu suất thụ tinh cao hơn, các chị em phụ nữ nên tính được trước ngày rụng trứng trong chu kì của mình để lên kế hoạch thụ thai tốt hơn. Các chị em có thể tính thời gian trứng rụng theo công thức sau: lấy chu kì ngày kinh ngắn nhất trừ đi 18 và chu kì vòng kinh dài nhất trừ đi 11. Cụ thể như: chu kì vòng kinh ngắn nhất là 28 ngày và chu kì vòng kinh dài nhất là 33 ngày thì thời gian trứng rụng sẽ là từ ngày thứ 10 đến ngày 22 của chu kì.

>>> Xem thêm: Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì
HoiBenh.vn_nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-o-do-tuoi-20-body-1

Quan hệ trong thời gian trứng rụng sẽ tăng tỷ lệ gặp nhau giữa trứng và tinh trùng.

Việc phụ thai có thành công hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe sinh sản của cả nam giới. Các yếu tố tác động từ bên ngoài như môi trường, chất kích thích, rượi bia, thuốc lá... sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Chính vì vậy, nếu đã lên kế hoạch thụ thai thì cả bố và mẹ cần có cần sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

Phụ nữ trước và trong thời kì mang thai luôn cần vui vẻ và thoải mái. Đặc biệt khi bố mẹ đều rất trẻ thì chuẩn bị tâm lý tư tưởng để làm cha mẹ, sẵn sàng với những trách nhiệm lớn.

Ngay từ những giai đoạn đầu việc căng thẳng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tới ham muốn tình dục làm giảm hiệu quả thụ thai. Còn nếu phụ nữ khi mang thai bị căng thẳng, stress sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển sức khỏe và cả trí não của thai nhi.

Chuẩn bị điều kiện kinh tế trước khi mang thai

HoiBenh.vn_nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-o-do-tuoi-20-body-2

Cả vợ và chồng cần cùng nhau lên kế hoạch tài chính cần thiết để chào đón đứa con.

Sau khi mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện thêm rất nhiều khoản chi phí khác như: tiền khám thai định kì, tiền sinh nở, tiền sữa, quần áo cho bà bầu, tiền cho em bé... thêm vào đó là một khoản tiền lớn để đầu tư cho tương lai của đứa trẻ. Chính vì vây trước khi mang thai, các bạn nên lên kế hoạch tài chính cho gia đình để có thể am tâm chào đón đứa con đầu lòng của mình.

Mang thai ở độ tuổi 20 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh Down hay một số các dị tật bẩm sinh khác ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, việc lên kế hoạch mang thai ở độ tuổi này sẽ rất thích hợp. Hơn thế nữa, việc chào đón thành viên mới sẽ làm gia đình bạn thêm hạnh phúc và vui vẻ.

>>> Xem thêm: Chuẩn bị sinh con cần khả năng tài chính như thế nào?