Những điều bạn cần biết trước khi tiêm thuốc tránh thai
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tiêm thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai an toàn, mang lại hiểu quả cao. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về biện pháp tránh thai này, so sánh với các biện pháp tránh thai khác để chọn cho mình một biện pháp tránh thai hợp lý nhất.
Những điều bạn cần biết trước khi tiêm thuốc tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai là gì?
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời. Thành phần của thuốc có chứa nội tiết progestin, có tác dụng tránh thai trong 3 tháng, phương pháp được sử dụng với đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng biện pháp tránh thai tạm thời, có hồi phục.
Chỉ định
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một biện pháp tránh thai tạm thời và có hồi phục.
Chống chỉ định tuyệt đối
- Phụ nữ có thai
- Người bệnh đang bị ung thư vú.
Chống chỉ định tương đối
- Đối tượng sử dụng có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).
- Đối tượng sử dụng bị tăng huyết áp (HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 100 mmHg) hoặc có bệnh lý mạch máu.
- Đối tượng sử dụng đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.
- Đối tượng sử dụng đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.
- Đối tượng sử dụng có hiện tượng ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
- Đối tượng sử dụng đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.
- Đối tượng sử dụng mắc bệnh tiểu đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu) hoặc trên 20 năm.
- Đối tượng sử dụng mắc bệnh xơ gan mất bù có suy giảm chức năng gan trầm trọng hoặc u gan (ngoại trừ trường hợp tăng sinh lành tính dạng nốt - benign focal nodular hyperplasia)
- Đối tượng sử dụng đã sử dụng nhưng có hiện tượng đau nửa đầu có kèm mờ mắt.
Ưu điểm khi tiêm thuốc tránh thai
Thời gian tránh thai dài, hiệu quả tránh thai cao
Thuốc tiêm tránh thai có ưu điểm vượt trội là tránh thai được thời gian dài khoảng 3 tháng và có hiệu quả tránh thai lên đến 99,6%. Với đặc tính liều dùng cao, hấp thu chậm nên thuốc luôn luôn có mặt trong cơ thể, phát huy hiệu lực cao, có thể coi như đình sản tạm thời. Cơ chế tác dụng mạnh, ức chế qus trình rụng trứng, ức chế chất nhầy của ử cung khiến cho tinh trùng không thể xâm nhập lên buồng tử cung, niêm mạc tử cung teo đi khiến trứng khó thể làm tổ
Phù hợp với phụ nữ đang cho con bú
Tiêm thuốc tránh thai hoàn toàn có thể áp dụng với đối tượng là phụ nữ đang cho con bú. Thuốc không gây tác động quá nhiều vào sữa mẹ, không ảnh hưởng đến nguồn sữa nên bé vẫn phát triển bình thường.
Không gây nhiều tác dụng phụ
Thuốc tiêm tránh thai đã được chứng minh là an toàn, không gây rối loạn nội tiết tố phụ nữ, không gây ra các vấn đề về tim mạch, huyết ác, không gây ra sự sưng tấy, phù nề nào, không gây phát triển các u nang xơ tử cung.
Chi phí hợp lý, tiết kiệm
Tiêm thuốc tránh thai phần nằm trong chính sách kế hoạch hóa gia đình của bộ Y Tế nên hoàn toàn miễn phí còn nếu tiêm ở các bệnh viện cung cấp dịch vụ này có giá khoảng 400.000 VND. Số tiền này có giá tương đương hoặc tiết kiệm hơn nhiều so với với các biện pháp tránh thai khác như bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tiêm tránh thai phù hợp cho những phụ nữ khó dùng các biện pháp tránh thai khác
Ví dụ như đối tượng bị tác dụng phụ do estrogen (có trong viên thuốc tránh thai loại uống) hoặc không thể dùng được estrogen do chống chỉ định hoặc những người hay bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng nhiều vào thời gian rụng trứng...
Nhược điểm khi tiêm thuốc tránh thai
Đây cũng không phải là biện pháp tránh thai phù hợp với tất cả chị em
Những chị em bị ung thư vú, lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, thuyên tắc mạch,ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân, bệnh lý gan nặng... cần hết sức chú ý khi muốn dùng phương pháp này. Tốt nhất, trong trường hợp này, chị em nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên sản khoa để biết mình có phù hợp với tiêm thuốc tránh thai hay không.
Có thể gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh
Quy trình tiêm thuốc tránh thai
Thăm khám đánh giá tình trạng đối tượng sử dụng trước khi áp dụng biện pháp
- Hỏi kỹ tiền sử các bệnh liên quan để phát hiện chống chỉ định
- Thăm khám để loại trừ các trường hợp đối tượng sử dụng
- Có thai, ra máu không rõ nguyên nhân.
Thời điểm thực hiện
Đối với khách hàng chưa sử dụng biện pháp tránh thai
- Phụ nữ sau sinh có thể bắt đầu ngay khi có sữa (thường 48 giờ sau sinh).
- Trong vòng 7 ngày đầu kể từ ngày hành kinh đầu tiên (bao gồm cả những người có kinh lại sau 6 tuần hậu sản) hoặc bất cứ lúc nào trong vòng 21 ngày hậu sản (và không cho con bú) hoặc ngay sau phá thai, sẩy thai.
- Ở tất cả các thời điểm nếu biết chắc là không có thai. Có thể cần sử dụng BPTT hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp nếu: quá 7 ngày từ khi bắt đầu hành kinh, hoặc vô kinh, hoặc 6 tuần sau sinh và chưa có kinh, hoặc từ 21 ngày sau sinh trở đi và chưa có kinh. Trong những trường hợp này, cần thử thai trước khi cho khách hàng mũi tiêm tiếp theo.
Đối với khách hàng đang sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết
Có thể tiêm thuốc tránh thai ngay lập tức nếu đang sử dụng liên tục và đúng cách hoặc nếu biết chắc là không có thai hoặc vào thời điểm lặp lại mũi tiêm cho những khách hàng đang sử dụng thuốc tiêm.
Đối với khách hàng đang sử dụng biện pháp tránh thai không nội tiết .
- Ngay lập tức nếu đang sử dụng liên tục và đúng cách hoặc nếu biết chắc là không có thai. Nếu đã quá 7 ngày từ khi bắt đầu hành kinh cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
Đối với khách hàng đang sử dụng dụng cụ tử cung (kể cả dụng cụ tử cung giải phóng levonorgestrel)
Trong vòng 7 ngày đầu tiên của vòng kinh, có thể lấy dụng cụ tử cung ở thời điểm này.
Bất kỳ thời điểm nào nếu biết chắc là không có thai.
- Nếu đã quá 7 ngày từ khi bắt đầu hành kinh và đã có giao hợp: cần lấy dụng cụ tử cung vào chu kỳ sau.
- Nếu đã quá 7 ngày từ khi bắt đầu hành kinh và không giao hợp: cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp. Nếu dụng cụ tử cung chính là biện pháp hỗ trợ: cần lấy dụng cụ tử cung vào chu kỳ sau.
Nếu vô kinh hoặc ra máu bất thường: xem hướng dẫn dành cho phụ nữ vô kinh.
Các mũi tiêm lần sau
Khoảng cách giữa hai lần tiêm liên tiếp: 3 tháng với DMPA và 2 tháng với NET-EN.
Nếu mũi tiêm lần sau được thực hiện trễ hơn hạn chích
Chuyển đổi giữa 2 loại thuốc tiêm tránh thai và NET-EN
- Không khuyến cáo chuyển đổi giữa thuốc tiêm tránh thai và NET-EN.
- Nếu nhất thiết phải chuyển đổi loại thuốc tiêm thì cần tiêm vào thời điểm mũi tiêm lặp lại.
Nếu cần tiêm lặp lại mà không rõ loại thuốc và thời điểm tiêm lần trước đó
Có thể tiêm nếu biết chắc là không có thai, cần tránh giao hợp hoặc sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp, kể cả xem xét sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp.
Tiêm thuốc tránh thai sau bao lâu thì có thể quan hệ?
- Thời gian an toàn để quan hệ tùy thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian mà chị em tiêm:
- Nếu chị em tiêm trong khoảng thời gian từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt thì thuốc sẽ có tác dụng ngay sau khi tiêm. Trong trường hợp này, chị em hoàn toàn yên tâm quan hệ mà không lo dính bầu.
- Nếu tiêm thuốc sau ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt, thì khi quan hệ chị em phải sử dụng kèm một biện pháp tránh thai ít nhất trong vòng 24h kể từ thời điểm tiêm.
Xem thêm:
- Tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền
- Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
- Tiêm thuốc tránh thai ở đâu an toàn?