Những dịch vụ không được làm nếu bạn khám phụ khoa khi chưa có gia đình
Các bệnh phụ khoa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau, vì vậy dù đã có hay chưa có gia đình thì việc đi khám phụ khoa là điều cần thiết đối với tất cả chị em phụ nữ. Tuy nhiên khám phụ khoa khi chưa có gia đình sẽ có một số dịch vụ không được làm. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Những dịch vụ không được làm nếu bạn khám phụ khoa khi chưa có gia đình
Có nên đi khám phụ khoa khi chưa có gia đình?
Bệnh phụ khoa do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm như bị nhiễm khuẩn do vệ sinh vùng kín không tốt, mặc đồ lót bó quá sát, thay đổi nội tiết tố, di truyền... Vì vậy mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh dù bạn đã có gia đình hay chưa.
Việc khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên đi khám theo định kỳ 6 tháng/lần. Việc khám định kỳ sẽ giúp phát hiện được bệnh sớm, từ đó việc điều trị sẽ có hiệu quả cao và tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm (đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng sinh sản). Ngoài ra đi khám phụ khoa, chị em sẽ được tư vấn về sức khỏe sinh sản một cách đầy đủ nhất.
Quy trình khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình
Việc đi khám phụ khoa là điều e ngại của nhiều chị em phụ nữ chưa có gia đình, vừa xấu hổ, vừa sợ đau và quan trọng nhất là với suy nghĩ sợ rách màng trinh. Tuy nhiên điều này chị em có thể yên tâm, vì quy trình khám sẽ có thay đổi phù hợp với đối tượng chưa có gia đình, để có thể đảm bảo an toàn cho người đến khám.
Quy trình bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về lý do đến khám, các tiền sử bệnh, tìm hiểu về lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng như các yếu tố di truyền khác.
- Bước 2: Khám vùng bụng ở tư thế nằm sản khoa. Để xem có vết mổ cũ không, có dịch cổ chướng hay có khối u bất thường nào không....
- Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài, kiểm tra vùng mu, âm vật và tầng sinh môn, Ở bước này sẽ không sử dụng mỏ vịt để để bóc tách các ngõ ngách trong âm đạo đảm bảo được cái ngàn vàng cho chị em.
- Bước 4: Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng lấy chút dịch âm đạọ để đi xét nghiệm.
- Bước 5: C hờ lấy kết quả, nếu mắc bệnh sẽ được kê đơn thuốc và dặn dò những chỉ định khác.
Những dịch vụ không được làm
Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra tổng quát khu vực âm đạo của người phụ nữ. Xác định kích thước, vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng. Nhằm phát hiện viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung... Ngoài ra sẽ được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm, siêu âm nếu có yếu tố nguy cơ hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ.
Đối với chị em phụ nữ khám phụ khoa khi chưa có gia đình cần lưu ý không được làm những dịch vụ sau để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến cái gọi là ngàn vàng (màng trinh).
- Xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung âm đạo (PAP Smear hoặc Thinprep)
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
Một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa chị em chưa có gia đình cần lưu ý:
- Không nên đi khám phụ khoa vào những ngày “đèn đỏ”: vì việc thăm khám sẽ làm tử cung dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, máu kinh sẽ ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm.
- Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh trong vòng 3 ngày trước khi có ý định đi khám, vì nó sẽ rửa sạch các tế bào gây bệnh và có thể làm chẩn đoán sai bệnh.
- Trước khi đi khám bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, mặc đồ thoải mái.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh tự gây căng thẳng lo lắng.
- Lựa chọn địa chỉ khám có uy tín và tin cậy.
Khám phụ khoa khi chưa có gia đình là việc cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/ lần. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và hạnh phúc của mỗi người phụ nữ.
Xem thêm :
- Khám phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Những chú ý khi chọn phòng khám phụ khoa
- Có những biểu hiện phụ khoa này, bạn phải đi khám ngay