Những dấu hiệu kỳ lạ khiến chị em lo ngay ngáy khi mang bầu

Hầu hết những dấu hiệu tăng cân, ốm nghén và mệt mỏi, chị em đều chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đón nhận khi đến thai kì. Thế nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều thay đổi khác của cơ thể khiến chị em ngạc nhiên. Và tuy có vẻ khác thường nhưng chúng hoàn toàn không có gì đáng phải lo lắng.

Những dấu hiệu kỳ lạ khiến chị em lo ngay ngáy khi mang bầu Những dấu hiệu kỳ lạ khiến chị em lo ngay ngáy khi mang bầu

Hầu hết những dấu hiệu tăng cân, ốm nghén và mệt mỏi, chị em đều chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đón nhận khi đến thai kì. Thế nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều thay đổi khác của cơ thể khiến chị em đang mang bầu ngạc nhiên. Và tuy có vẻ khác thường nhưng chúng hoàn toàn không có gì đáng phải lo lắng.

1. Tăng tiết dịch âm đạo

Tăng tiết dịch âm đạo là triệu chứng phổ biến và xảy ra do sự thay đổi hoóc-môn khi mang thai. Đặc biệt, dịch âm đạo càng tăng nhiều khi gần ngày sinh vì lúc này cổ tử cung sẽ bắt đầu mềm dần, chuẩn bị mở.

Nếu dịch âm đạo có màu trắng hoặc sang màu vàng sáng thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu nó trở nên ngứa hoặc có mùi, có thể bạn bị nhiễm nấm men. Ngoài ra, nếu dịch âm đạo ra quá nhiều ngày liền và lỏng giống nước, có nghĩa là bạn đang bị rò rỉ nước ối. Khi đó, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-ky-la-khien-chi-em-lo-ngay-ngay-khi-mang-bau-body-1

2. Ra máu

Từ 20 đến 40 phần trăm phụ nữ sẽ ra chút máu trong 3 tháng đầu và phần lớn đơn giản chỉ vì máu đang được bơm vào cổ tử cung. Việc ra máu cũng có thể xảy ra khi phôi được cấy vào nội mạc tử cung, xảy ra khoảng từ sáu đến mười hai ngày sau khi thụ tinh.

Một lượng nhỏ máu màu hồng nhạt hoặc màu nâu là điều bình thường nhưng có màu đỏ tươi hoặc nhiều như khi hành kinh thì hãy đi khám ngay lập tức. Chảy máu như vậy có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc nhau tiền đạo.

3. Chảy máu mũi và chảy máu chân răng

Các hoóc-môn khi mang thai làm tăng việc bơm máu khắp cơ thể cũng có thể làm cho các mô trong mũi và nướu trở nên nhạy cảm. Kết quả là, bạn có thể có một cái mũi đẫm máu và nhận thấy rằng nướu của bạn bị chảy máu khi chải răng,

Bật máy tạo độ ẩm vào ban đêm và nhỏ nước muối sinh lý có thể làm giảm bớt việc chảy máu mũi. Khi đánh răng, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và chải nhẹ nhàng.

4. Mụn thịt

Nhiều chị em thường bị mọc mụn thịt ở các vùng nhiều nếp gấp của cơ thể như cổ, nách và háng và thường phát triển vào giữa tháng thứ tư và sáu của thai kỳ.

Mặc dù vẫn chưa rõ lý do tại sao chúng xảy ra, nó có thể là do hoóc-môn và tăng cân. Ngoài ra còn có vẻ do yếu tố di truyền và chúng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn khi bà bầu lớn tuổi.

Nếu bạn nhận thấy các tổn thương da khác hoặc mọc nhiều nốt ruồi, thì mới nên đi khám để biết rằng liệu đó có phải là dấu hiệu ung thư da.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-ky-la-khien-chi-em-lo-ngay-ngay-khi-mang-bau-body-2

5. Tim đập mạnh

Khối lượng máu tăng lên có nghĩa là có nhiều tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu khắp cơ thể. Nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh và mạnh, hoặc thậm chí nghe thấy âm thanh tim đang đập thịch thịch thì cũng không có gì phải căng thẳng.

6. Giãn tĩnh mạch ở chân và vùng kín

Lượng máu tăng lên nhiều tạo áp lực lên các mạch máu. Áp lực máu lớn có thể khiến máu khó lưu thông xuống các bộ phận phía dưới. Kết quả là máu có thể khiến tĩnh mạch của bạn bị giãn ra. Khoảng 10% phụ nữ mang thai gặp vấn đề khó chịu này.

Để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch, cố gắng không tăng quá nhiều cân khi mang thai và đi bộ hàng ngày để tăng cường khả năng lưu thông máu. Chườm nước đá có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi mang thai, tĩnh mạch có thể co lại hoặc nếu không có nhiều phương pháp điều trị có sẵn.

7. Núm vú sậm

Trong khi mang thai, núm vú trở nên lớn hơn và sẫm màu hơn. Sự thay đổi là kết quả của khối lượng máu tăng nhưng đó cũng cách tự nhiên để cơ thể chuẩn bị cho em bé của bạn.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-ky-la-khien-chi-em-lo-ngay-ngay-khi-mang-bau-body-3

8. Tê và ngứa ran

Trong thời kỳ mang thai, hoóc-môn relaxin mở xương chậu để chuẩn bị sinh em bé, cũng có thể làm cho phần còn lại của các khớp trong cơ thể bị ảnh hưởng. Kết quả là, nó có thể gây đau thần kinh tọa hoặc đau ở lưng dưới và lan xuống chân. Hai khớp ở dưới cùng của cột sống có thể bị lỏng khiến đau thần kinh tọa.

Khi được massage hoặc tập các động tác yoga cho bà bầu sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra nếu quá đau. Đó có thể là do thoát vị đĩa đệm và chèn lên dây thần kinh. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

9. Đau ở cổ tay

Các mô ở cổ tay bị sưng có thể nén các dây thần kinh và gây ra đau cổ tay. Nó thường xuất hiện ở các kì cuối thai kỳ; cũng có thể dẫn đến tê và ngứa ran ở ngón tay.

10. Mơ ác mộng

Những giấc mơ đáng sợ về em bé ủa bạn hoặc về những đứa trẻ khác là hoàn toàn bình thường và xảy ra bởi vì tiềm thức bạn muốn bé khỏe mạnh và an toàn.

Theo Ngọc Trâm (Khám phá)

>>>Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ bầu nên biết

>>>Xem thêm: Nhũ hoa thay đổi như thế nào khi bạn mang thai?