Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị gãy xương

Nếu bạn là một phụ huynh, bạn có thể đã rơi vào trường hợp này. Con bạn về nhà từ sân bóng hoặc sân trượt băng và nói cảm thấy đau ở một chỗ nào đó. Bạn sẽ cần phải đưa con bạn đi khám để biết chắc chắn liệu rằng con của bạn có bị gãy xương hay không. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể tự tìm hiểu để biết điều gì đang xảy ra với con của bạn. Bạn sẽ biết con của bạn bị gãy...

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị gãy xương Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị gãy xương

Nếu bạn là một phụ huynh, bạn có thể đã rơi vào trường hợp này. Con bạn về nhà từ sân bóng hoặc sân trượt băng và nói cảm thấy đau ở một chỗ nào đó. Bạn sẽ cần phải đưa con bạn đi khám để biết chắc chắn liệu rằng con của bạn có bị gãy xương hay không. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể tự tìm hiểu để biết điều gì đang xảy ra với con của bạn.

Bạn sẽ biết con của bạn bị gãy xương nếu miếng xương đã đâm qua da. Bác sĩ gọi đây là trường hợp gãy xương hở. Bác sĩ cũng có thể nói rằng xương đã bị tách ra, có nghĩa là những mảnh xương không được xếp trật tự theo đúng vị trí của chúng. Một loại khác được gọi là gãy xương kín. Trong trường hợp này, các mảnh xương bị gãy vẫn ở đúng vị trí. Đây là loại gãy xương khó phát hiện hơn.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-cho-thay-tre-bi-gay-xuong-body-1

1. Cả hai loại gãy xương đều có một số triệu chứng phổ biến như

- Đau: Con bạn có thể cảm thấy đau khi cố gắng đi bộ, nhấc một cái gì đó, hoặc khi tác dụng lực lên các chi.

- Bầm tím: Bạn có thể nhận thấy vết bầm tím ở khu vực bị thương, và con bạn có thể cảm thấy nó mềm.

- Sưng: Con bạn cũng có thể có các vết sưng hoặc có những thay đổi rõ ràng khác trên tay chân

- Tiếng gãy "rắc": Con bạn có thể nghe thấy tiếng gãy rắc ở thời điểm nó bị thương.

- Cảm giác tê: Đây có thể là một dấu hiệu của tổn thương thần kinh gần nơi bị gãy. Sự thay đổi màu sắc của da có thể cũng có thể xuất hiện kèm theo trong trường hợp này.

- Không thể duỗi thẳng. Con bạn có thể gặp khó khăn khi duỗi thẳng ở vùng bị thương, chẳng hạn như gãy khuỷu tay.

- Không thể cử động chân tay như bình thường. Điều này không phải luôn luôn là dấu hiệu của tình trạng gãy xương. Một số trẻ vẫn có thể cử động ngay cả khi xương bị gãy.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-cho-thay-tre-bi-gay-xuong-body-2

2. Bạn cần phải làm gì ngay lúc đó

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đã bị gãy xương, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Gọi ngay 115 nếu xương đâm xuyên qua da hoặc bạn nghi ngờ đầu, cổ hoặc lưng của con bạn bị chấn thương. Thậm chí, ngay cả khi những điều đó không xảy ra, bạn vẫn nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Có một số việc bạn có thể làm trong khi chờ xe cấp cứu đến. Nếu bạn có thể nhìn thấy xương bị gãy, hãy để con bạn nằm xuống. Sau đó đặt nhẹ miếng gạc vô trùng lên vết thương. Nếu không có bất kỳ miếng gạc nào, có thể sử dụng một miếng vải sạch. Đừng cố gắng đẩy xương trở lại vào bên trong cho dù bạn có thể cảm thấy ghê sợ khi nhìn thấy nó, và đừng rửa phần xương bị gãy.

Nếu bạn không nhìn thấy xương, hãy đừng cử động các chi. Hãy cố gắng cắt bỏ quần áo xung quanh vết thương. Làm điều đó nhẹ nhàng nhất có thể để không làm đau con bạn.

Bọc đá lạnh hoặc miếng gạc lạnh vào trong một miếng vải và đặt lên da gần vùng bị thương để giảm đau. Đừng làm điều này ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vì nhiệt độ lạnh có thể làm hại làn da của chúng.

Dùng một thanh nẹp để cố định vùng bị thương. Để làm điều này, hãy đệm không gian xung quanh vết thương bằng vải mềm, sau đó thêm một tờ báo hoặc tờ bìa cuộn quanh tay chân. Lớp đệm này nên mở rộng ra cả bên dưới và bên trên vết thương. Quấn băng dính hoặc băng cứu thương để giữ các thanh nẹp, nhưng đừng làm nó quá chặt.

Một dây vải đeo làm từ một mảnh khăn hoặc mảnh quần áo sẽ giúp giữ cố định các chi hoặc khớp xương.

Đừng đưa bất kỳ đồ ăn, đồ uống hoặc thuốc cho con của bạn nếu nó cần phải phẫu thuật. Những việc này thường bị cấm ngay trước khi tiến hành phẫu thuật.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-cho-thay-tre-bi-gay-xuong-body-3

3. Bác sĩ sẽ làm gì

Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn về nơi điều trị tốt nhất cho con của bạn. Các phòng cấp cứu của các bệnh viện thường là nơi tốt nhất. Tuy nhiên, các trung tâm y tế cũng có thể chăm sóc tốt cho con của bạn. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra xem trẻ có bị gãy xương hay không, nhưng tốt nhất là bạn nên chủ động yêu cầu bác sĩ làm điều đó trước.

Bất kể ở phòng khám nào, con của bạn cũng cần phải chụp X-quang để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ cũng sẽ hỏi tai nạn đã xảy ra như thế nào, những triệu chứng mà bạn thấy, và tiểu sử bệnh lý của con bạn. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem con bạn có thể cử động các chi hoặc phần khớp xương bị thương hay không.

vicare.vn-nhung-dau-hieu-cho-thay-tre-bi-gay-xuong-body-4

Các vết gãy ở đĩa sụn - một vùng mô mềm rất có ích trong quá trình phát triển của xương - có thể không được hiển thị ra trên X-quang. Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc một loại chụp khác để tìm kiếm dấu vết tổn thương. Khi đã thực hiện chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về phương pháp điều trị, có thể con bạn chỉ cần một thanh nẹp, hoặc cũng có thể cần phải phẫu thuật.

(Nguồn: www.webmd.com)