Những cách chăm sóc để có một làn da mịn màng khi mang bầu
Khi mang bầu, hầu như tất cả các mẹ bầu đều gặp một vấn đề đó là da bị đen, xấu và sạm đi trông thấy. Nguyên nhân của vấn đề này đó là sự thay đổi của các hormone và nội tiết tố trong cơ thể khiến cho làn da của người phụ nữ không còn được mịn màng, hồng hào như thời con gái.
Những cách chăm sóc để có một làn da mịn màng khi mang bầu
Những vấn đề về da thường gặp phải khi mang bầu
Sắc tố da thay đổi
Trong thời kỳ bầu bí, phụ nữ thường hay xuất hiện những mảng da tối trên khuôn mặt, tập trung ở xung quanh mũi, môi, gò má và trán. Những vết nám sẽ càng lan rộng và đậm hơn nếu như bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nguyên nhân của những vết nám “khó chịu” này đó là do sự hoạt động của những nội tiết tế phức tạp trong cơ thể mẹ bầu.
Để hạn chế đến mức tối đa sự lan rộng cũng như đậm thêm của những mảng da tối này, các mẹ bầu cần chú ý không để cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vào mùa hè, khi ra đường phải đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao và hạn chế ra đường khi trời nắng gắt.Rạn da
Những vết rạn da khi mang thai xấu xí là một trong những điều khiến phụ nữ suy sụp nhất. Điều này rất khó tránh khỏi bởi khi mang thai, cân nặng của phụ nữ tăng lên rất nhiều, do đó da cũng bị kéo căng lên làm xuất hiện những vết rạn.
Để đối phó với vấn đề này, các mẹ bầu cần chú ý chăm sóc da ngay từ khi bụng bầu còn bé. Dưỡng ẩm là chìa khóa trong việc giúp cho làn da chống lại vấn đề này và là một công việc không thể thiếu để chăm sóc da khi mang bầu. Khi da bị khô quá thì cũng khiến cho những vết rạn càng rõ và nứt toác ra hơn. Không nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều hóa chất mà chỉ nên sử dụng các loại kem có chiết xuất từ thiên nhiên và vô cùng lành tính.
Mụn trứng cá
Bên cạnh việc xuất hiện các vết nám da thì mụn trứng cá cũng là một vấn đề khiến các chị em đau đầu và làm sụt giảm chỉ số nhan sắc của các chị em một cách đáng kể. Nhiều phụ nữ từ trước tới giờ chưa bao giờ bị mụn trứng cá, đến khi mang thai mụn mọc lên chi chít khiến cho họ vô cùng buồn phiền. Nguyên nhân là các hormone gây ra lượng dầu dư thừa trên da, khiến cho da bị nhờn và mọc mụn. Cách đối phó là các chị em cần chú ý rửa mặt sạch sẽ hàng ngày và tránh đến những nơi ô nhiễm, khói bụi.
Chàm bội nhiễm và phát ban
Phần lớn phụ nữ hay bị ngứa phát ban ở bụng. Các nốt phát ban xuất hiện có màu đỏ nhạt, sau đó lan dần khiến cho các chị em bị ngứa. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở hai tháng cuối thai kỳ. Ban đầu các đốm phát ban xuất hiện ở bụng, sau đó lan ra vùng đùi, ngực và mông.
Những nốt phát ban này sẽ hết khi bạn sinh con xong. Tuy nhiên, nếu thấy chúng xuất hiện quá nhiều và khiến bạn bị ngứa thì bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp điều trị.Những lưu ý khi chăm sóc da khi mang bầu
Các vấn đề của da sẽ giảm dần và hết sau khi chị em sinh con xong, tuy nhiên, việc chăm sóc da cho bà bầu là vô cùng cần thiết, không chỉ để giúp cho nhan sắc của chị em không bị “tụt giảm” quá nhiều khi mang thai mà còn tránh những vết sẹo, nám xấu xí để lại sau này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng các chị em cần nhớ để có một làn da đẹp và khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ:
Uống đủ nước khi mang bầu giúp cho da không bị khô, ổn định cấu trúc da và giữ cho làn da luôn săn chắc, tươi khỏe đồng thời giúp đào thải các chất nhờn.
Bổ sung các loại vitamin và có chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại rau củ quả và trái cây.
Rửa mặt sạch 2 lần mỗi ngày để loại bỏ các tế bào da chết, cải thiện lưu thông và hạn chế những đốm mụn đáng ghét trên da. Mỗi lần rửa mặt massage đều da mặt để làm giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
Dưỡng ẩm thường xuyên ở các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, bụng, đùi để tăng độ đàn hồi và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang thai.
Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
Bổ sung Omega 3, có nhiều trong các thực phẩm như dầu cá, cá hồi và cá ngừ để có một làn da khỏe mạnh, căng bóng như thời con gái.