Những bệnh lý được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu biết được nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiểu mà mình không thể ngờ tới. Hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề xét nghiệm nước tiểu và biết được xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì nhằm kịp thời phát hiện và có phương pháp chữa trị hiệu quả.

Những bệnh lý được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu Những bệnh lý được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu biết được nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiểu mà mình không thể ngờ tới. Hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì nhằm kịp thời phát hiện và có phương pháp chữa trị hiệu quả.

Xét nghiệm nước tiểu là gì

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp để kiểm tra những thành phần có trong nước tiểu, qua đó có thể phát hiện được một số bệnh lý của cơ thể. Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm này có thể đi kèm với một số xét nghiệm khác để đưa ra những kết luận chính xác nhất về tình trạng nước tiểu và bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải nếu có.

Xét nghiệm nước tiểu biết được bệnh gì?

Thông qua xét nghiệm nước tiểu, mọi người có thể biết mình đang mắc một số bệnh lý như:

Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng mà hệ thống đường tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận) bị nhiễm trùng, viêm nhiễm chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Người bị nhiễm trùng đường tiểu thường có triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, mót tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu ít và có mùi khai nồng, có cảm giác đau khi đi tiểu....

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể chẩn đoán được nếu nước tiểu xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn.

Bệnh tiểu đường

Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường thường sẽ tích tụ lại trong máu khiến thận rất khó lọc bỏ và lượng đường dư thừa sẽ được bài tiết ra cùng với nước tiểu. Khi làm xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy lượng đường trong nước tiểu tăng cao.

Ngoài ra, khi nữ giới mang thai cũng làm thay đổi cách thức lọc máu của thận khiến cho nước tiểu có mùi “ngòn ngọt”. Vì thế, không nên xem nhẹ triệu chứng này và nên đi khám để xác định nguyên nhân nước tiểu có mùi đường.

vicare.vn-nhung-benh-ly-duoc-phat-hien-qua-xet-nghiem-nuoc-tieu-body-1

Ung thư vú

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người bị ung thư sẽ thường bài tiết chất pteridines nhiều hơn mức bình thường, đặc biệt là những người bị ung thư vú. Việc xác định lượng pteridines trong nước tiểu khi xét nghiệm nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú.

Ung thư tinh hoàn

Beta-HCG là một loại hoocmon được sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hoóc môn này cũng được tiết ra từ một số khối u, trong đó có ung thư tinh hoàn. Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp nam giới biết được có chỉ dấu/nguy cơ bị ung thư tinh hoàn hay không.

Mất nước

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt hoặc không màu. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu vàng sẫm thì đây có thể là dầu hiệu bị mất nước. Khi uống không đủ lượng nước cần thiết thì nước tiểu bị cô đặc và các chất cặn bã sẽ vượt mức, khiến cho nước tiểu có màu sẫm hơn. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho bạn biết bạn bị mất nước hay không.

Huyết khối

Các nhà khoa học đang nghiên cứu một sản phẩm (que thử) có thể phát hiện huyết khối bằng xét nghiệm nước tiểu. Que thử này sẽ tìm những chỉ dấu sinh học trong nước tiểu để chỉ ra những bất thường bên trong cơ thể.

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Các bác sĩ khuyên mọi người khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu để cho kết quả chính xác thì nên nhịn ăn. Nếu trong trường hợp không thể nhịn ăn được thì có thể làm xét nghiệm vào những lần sau.

Bên cạnh đó thì người bệnh cũng nên nhịn tiểu và nên uống nhiều nước để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Ngoài ra, trước khi làm xét nghiệm, cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ (không được dùng các chất tẩy rửa để vệ sinh). Kiêng ăn những loại thực phẩm có thể làm nước tiểu đổi màu (củ cải đường, quả mâm xôi...). Nếu đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sắp có kinh nguyệt thì nên thông báo để thực hiện xét nghiệm vào lần sau. Không nên dùng thuốc, kể cả thực phẩm chức năng khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả không được chính xác.

Cách xét nghiệm nước tiểu

Hiện nay có 2 cách để lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm đó là:

Lấy mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy

Vào ngày thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ phải lấy một ít nước tiểu đầu tiên ngay sau khi thức dậy.

Lấy mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồ

Mẫu xét nghiệm nước tiểu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ bằng các bước:

  • Bước 1: Sau khi ngủ dậy, đi tiểu hết mà không lấy mẫu xét nghiệm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu vào một giờ cố định trong buổi sáng.
  • Bước 2: Lấy toàn bộ lượng nước tiểu mà người bệnh thải ra trong thời gian còn lại của ngày hôm đó và buổi tối. Đổ nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm mỗi khi đi tiểu vào trong một lọ to được cung cấp.
  • Bước 3: Sau 24h thực hiện bước 1, lấy mẫu nước tiểu cuối cùng của bệnh nhân và đổ thêm vào lọ.
  • Bước 4: Thực hiện xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân, tư vấn và thực hiện điều trị nếu có bất thường.
vicare.vn-nhung-benh-ly-duoc-phat-hien-qua-xet-nghiem-nuoc-tieu-body-2

Chi phí xét nghiệm

Mỗi cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm sẽ có một mức chi phí khác nhau, dao động từ mấy chục nghìn đến vài trăm nghìn. Nói chung đây không phải là một xét nghiệm đắt tiền.

Ngoài ra, khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu có thể người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất nên có thể mất thêm một khoản phí tương ứng với xét nghiệm đó.

Xét nghiệm nước tiểu ở đâu?

Hiện nay, hầu như các cơ sở y tế đều thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, để có một kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng nhất, cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Cơ sở y tế uy tín được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất và trạng thiết bị y tế hiện đại.
  • Dụng cụ đựng mẫu xét nghiệm phải được vô trùng.
  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm phải có chuyên môn, kinh nghiệm.
  • Thủ tục thực hiện xét nghiệm, khám chữa bệnh được thực hiện nhanh gọn.
  • Chi phí xét nghiệm và mọi chi phí khác phù hợp và phải được niêm yết công khai minh bạch với người bệnh....

Xem thêm:

  • Xét nghiệm viêm gan B bằng nước tiểu
  • Những ưu và khuyết điểm của que nhúng để xét nghiệm nước tiểu