Những ai dễ mắc đái tháo đường thai kì và cách phòng tránh ra sao?
Đái tháo đường không còn xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không phải ai cũng mắc đái tháo đường khi mang thai. Vậy những ai dễ mắc đái tháo đường khi mang thai? Cách phòng tránh đái tháo đường khi mang thai như thế nào? Hôm nay, HoiBenh sẽ chia sẻ ngay tới bạn đọc bài viết giải đáp thắc mắc liên quan tới vấn đề này.
Những ai dễ mắc đái tháo đường thai kì và cách phòng tránh ra sao?
Đái tháo đường khi mang thai là gì?
Khi mà bạn ăn thức ăn, glucose vào máu. Nhờ insulin, glucose vào tế bào và được chuyển thành năng lượng. Khi có thai, một số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng insulin. Ở một số thai phụ, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Khi tuyến tụy không đủ insulin hay các tế bào đáp ứng quá kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Những ai dễ mắc đái tháo đường khi mang thai?
Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều bà bầu quan tâm nhất. Bởi đái tháo đường không có nhiều biểu hiện rõ nét khiến bà bầu dễ nhận biết. Một số trường hợp bà bầu dễ bị mắc đái tháo đường đó là:
- Bà bầu thừa cân, BMI>30
- Bị tiểu đường thai kỳ từ lần mang thai trước
- Có đường trong nước tiểu
- Gia đình có người trực hệ bị tiểu đường
- Trên 35 tuổi bà bầu có nguy cơ bị đái tháo đường
- Có tăng huyết áp
- Người ở vùng đông á, nam á
- Tiền căn mang thai lần trước
- Con to (>4kg)
- Thai lưu ( thai chết trong bụng) không rõ nguyên nhân
- Sinh con dị tật, đặc biệt là dị tật tim, thần kinh.Cảnh báo sự nguy hiểm khi bị đái tháo đường lúc mang thai
Các mẹ bầu biết không, đái tháo đường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và em bé. Nhiều người mang thai thường thích con mình nặng cân, nhưng bạn đâu biết rằng điều này sẽ khiến con bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Việc ăn uống bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để nuôi em bé là cần thiết. Nhưng cân nặng của thai nhi phải nằm trong phác đồ cân nặng thai nhi mà đã được khoa học kiểm chứng chứng minh an toàn.
Khi bé quá to thường dễ bị gãy xương đòn khi sinh hay kẹt vai lúc sinh. Điều này tăng nguy cơ tử vong, khó sinh đối với mẹ và bé. Khi đó bắt buộc bác sĩ phải dùng những thủ thuật tác động vào và rất có thể dẫn tới nguy cơ gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay, bé bị ngạt.
Tăng nguy cơ bị mổ lấy thai vì bé quá to không sinh được thường
Sau khi sinh bé dễ bị hạ đường huyết, nặng có thể hôn mê, co giật, tổn thương não.
Bé sẽ gặp những vấn đề về hô hấp, phổi của bé thường chậm trưởng thành hơn so với những em bé được sinh ra bởi bà mẹ không bị đái tháo đường.
Bé dễ bị hạ cali máu, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động tim của bé
Tăng nguy cơ vàng da sau sinh
Tăng nguy cơ bé mất đột ngột ở 2 tháng cuối thai kỳ
Mẹ có thể bị sinh non, sảy thai ngoài ý muốn.
Đái tháo đường ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ mang thai?
Sức khỏe của mẹ sẽ bị ảnh hưởng khi bị đái tháo đường.
Vì em bé quá to khiến mẹ có nguy cơ bị mổ để lấy thai.
Khi sinh thường, khả năng tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu nhiều hơn, dễ dẫn tới sa tạng chậu hơn. Vết mổ sau sinh cũng dài và sâu hơn.
Sau sinh bạn có thể bị đái tháo đường và thừa cân tiếp tục.
Bật mí cách phòng tránh đái tháo đường khi mang thai
Đái tháo đường khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì?
Nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường là do thức ăn mà bà bầu hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy việc ăn gì và kiêng gì khi mang bầu cực kỳ quan trọng.
Trong ba bữa chính, mẹ bầu nên ăn ít và ăn bổ sung thêm 2 bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cho bạn hấp thụ thức ăn tốt hơn và lượng đường nạp vào cơ thể ổn định hơn. Trong những bữa ăn, mẹ bầu cung cấp đầy đủ thức ăn chứa glucose, chất xơ để ổn định đường huyết.
Cung cấp chất đạm để giúp bạn cảm thấy no, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết tốt hơn.
Bữa ăn sáng đối với bà bầu cực kì quan trọng, đường huyết giả vào buổi sáng do sau 1 đêm dài không ăn. Hạn chế ăn tinh bột và ăn nhiều đạm hơn.
Ăn nhiều chất xơ: rau, trái cây, ngũ cốc... những chất này sẽ phân hủy, cung cấp chất đường từ từ tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn.
Hạn chế ăn dầu động vật, những đồ ăn nhiều chất béo. Thay vào đó bạn dùng dầu thực vật, dầu olive, quả hạch, bơ.
Tập thể dục để phòng tránh đái tháo đường khi mang thai
Khi bị đái tháo đường, mẹ bầu nên chăm chỉ tập thể dục. Tập thể dục giúp cơ thể bạn tăng tiêu thụ lượng đường trong cơ thể. Mỗi ngày nên tập thể dục 30 phút bằng việc đi bộ, đi xe đạp...
Khi mang thai việc sử dụng thuốc để chữa đái tháo đường rất hạn chế. Bạn kiểm soát đái tháo đường bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục. Khi bệnh tình vẫn chưa thể ổn được thì bạn tới gặp bác sĩ và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của họ.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, không phải ai mang bầu cũng bị đái tháo đường. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần nắm rõ cách phòng tránh đái tháo đường khi mang thai. Khi có bất cứ dấu hiệu nào liên quan tới đái tháo đường, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm nhất. Cách tốt nhất để tránh mắc đái tháo đường khi mang thai đó chính là thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục thường xuyên.Xét nghiệm theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Khi bị đái tháo đường bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và thường tái phát thường xuyên. Do đó những bệnh nhân bị đái tháo đường cần được theo dõi, đánh giá quá trình điều trị để có những phương pháp can thiệp kịp thời nếu có các biến chứng. Bệnh nhân đái tháo đường cần làm xét nghiệm mỗi 3 tháng 1 lần để theo dõi lượng đường trong máu, quá trình điều trị.
Hiện Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home có cung cấp gói xét nghiệm Theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại nhà, giúp đánh giá tình trạng của bệnh nhân để kịp thời ứng phó.
Lợi ích khi xét nghiệm tại HoiBenh Home
- Không mất công đến bệnh viện, chờ xếp hàng, lấy kết quả, khách hàng chỉ cần ở nhà và nhân viên của HoiBenh Home sẽ đến tận nơi lấy mẫu xét nghiệm.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường
- Sai lầm chết người khi đắp thuốc vào chân điều trị đái tháo đường