Nhổ răng có cần làm xét nghiệm máu không?
Một trong những bước chuẩn bị khá quan trọng và cần thiết đối với tất cả các ca phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, trong đó có phẫu thuật nhổ răng khôn, là bước xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm máu nhằm đảm bảo không có bất kì bất thường nào trong quá trình đông máu hay số lượng tế bào máu để đảm bảo giai đoạn lành thương sau phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ.
Nhổ răng có cần làm xét nghiệm máu không?
Một trong những bước chuẩn bị khá quan trọng và cần thiết đối với tất cả các ca phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, trong đó có phẫu thuật nhổ răng khôn, là bước xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm các chỉ số sinh lý về máu nhằm đảm bảo không có bất kì bất thường nào trong quá trình đông máu hay số lượng tế bào máu để đảm bảo giai đoạn lành thương sau phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ.
Bệnh nhân cần được cung cấp thông tin để nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc xét nghiệm này, từ đó tránh những tình trạng chảy máu kéo dài, không lành thương sau phẫu thuật, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như viêm nhiễm kéo dài không dứt.
1. Vì sao cần phải làm xét nghiệm máu trước khi nhổ răng?
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh lí và các trạng thái khác thường của sức khỏe để cân nhắc có nên cho bệnh nhân nhổ răng hay không
Hẳn bạn biết xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán được các triệu chứng bệnh thông qua các chỉ số về máu được cung cấp. Do đó, xét nghiệm máu trước khi nhổ răng là để phát hiện các bệnh lí trong cơ thể như bệnh về máu, bệnh tim mach, bệnh thần kinh, bệnh lao, bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm... để tránh khi nhổ răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu bị mắc các bệnh về tim mạch thì bạn tuyệt đối không được nhổ răng.
Xét nghiệm máu góp phần quyết định địa điểm và cách thức nhổ răng phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân
Với bệnh nhân bình thường, không có dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe thì có thể nhổ răng theo cách thông thường ở các cơ sở y tế, các phòng nha khoa hay bệnh viện. Còn với bệnh nhân có phát hiện các bệnh lí có liên quan thì nên đến bệnh viện lớn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại cộng với tay nghề bác sĩ cao, để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối khi nhổ răng.Việc này cũng góp phần quyết định mức độ thành công của ca nhổ răng.
Xét nghiệm máu nhằm đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và bác sĩ
Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh như viêm gan B, HIV/AIDS... để có biện pháp vô khuẩn trước khi nhổ răng nhằm tránh khả năng lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho người bệnh và bác sĩ nhổ răng.
Xét nghiệm máu giúp xác định xem bệnh nhân có bị bệnh máu loãng hay máu khó đông không
Đối với việc nhổ răng thì việc bệnh nhân bị bệnh máu loãng hay máu khó đông sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nhổ răng, nhất là đối với trẻ em. Nếu mắc các bệnh này, bạn chỉ được nhổ răng trong trường hợp rất cần thiết và phải nhổ răng tại bệnh viện để được truyền máu cho đến lúc liền sẹo và phải được bác sĩ theo dõi tận tình chu đáo.
2. Các xét nghiệm thường làm
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân cũng như điều kiện của phòng khám mà Bác sĩ sẽ có thể cho bệnh nhân làm những xét nghiệm sau:
- Công thức máu
- Đông máu
- Đường huyết
- Viêm gan B
- HIV
Nếu có những kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn bệnh nhân về thời điểm nhổ răng hoặc có thể vào bệnh viện để có đủ điều kiện điều trị.
3. Sau khi nhổ răng thì ăn gì?
Đây là danh sách một số loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi nhổ răng xong nên ăn gì.
Súp – khoai tây nghiền – khoai lang nghiền – trứng – táo xay – bánh – bột yến mạch – mì ống – sữa chua và các thực phẩm mềm tương tự đều chấp nhận được.
Những đồ uống lỏng như sinh tố – nước ép trái cây – nước ép rau – thức uống chứa protein cũng là lựa chọn tốt. Lưu ý tránh đồ nóng và lạnh cũng như đồ quá nhiều gia vị. Hãy chắc chắn đồ ăn hay đồ uống luôn ở nhiệt độ ấm vừa phải vì vị trí nhổ răng rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt trong 24-48 giờ đầu tiên.
Thịt gia cầm – thịt bò – thịt heo – cá...vẫn có thể ăn được sau khi nhổ răng. Vấn đề quan trọng là chế biến thế nào. Bệnh nhân có thể ăn hầu hết các phần thịt mềm nhưng hãy chắc chắn là chúng được cắt miếng nhỏ để không phải dùng lực nhai quá nhều. Nên sử dụng những món hầm nhừ hoặc xay nhỏ thịt, tôm cùng rau xanh để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhìn chung, bệnh nhân vẫn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chỉ có điều bạn ăn chúng sau khi được chế biến như thế nào để đảm bảo không bị đau cũng như quá trình nhổ răng có xảy ra biến chứng nào hay không.
Xem thêm:
- Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm như bạn nghĩ?
- Vì sao nha sĩ khuyên bạn nên nhổ răng khôn trước tuổi 25?