Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, mẹ bầu cần phải làm gì?
Nhiễm liên cầu nhóm B đang là can bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé. Vậy nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, mẹ bầu cần phải làm gì? Sau đây, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp.
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, mẹ bầu cần phải làm gì?
1. Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?
Liên cầu khuẩn nhóm B là một trong những loại vi khuẩn phổ biến cư trú ở ruột hoặc âm đạo. Loại vi khuẩn này thường vô hại với người lớn nhưng nó lại có thể gây ra các biến chứng ở trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Một quá trình sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi ở bệnh viện Việt Nhật, giúp mẹ bầu phân biệt xét nghiệm Double test với Triple test 7 xét nghiệm quan trọng nhất của thai kỳ, thường thì các bác sĩ sẽ gợi ý để thai phụ làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở 3 tháng cuối. Trong xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ dùng tăm bông lăn vào trong âm đạo và trực tràng để lấy mẫu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, thai phụ cũng có thể tự lấy mẫu xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì thai phụ không cần phải lo lắng. Còn kết quả là dương tính, thì thai phụ có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh khi chuyển dạ để không làm nhiễm khuẩn sang cho bé sơ sinh.
2. Hậu quả của việc nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B đối với bà bầu
Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra các ảnh hưởng về sức khỏe cho phụ nữ mang thai như:
- Bị nhiễm trùng đường tiểu.
- Bị nhiễm trùng nhau thai và dịch ối.
- Bị nhiễm trùng huyết (vi khuẩn trong máu).
- Liên cầu khuẩn nhóm B gây nhiễm trùng ở màng lót tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung sau khi sinh nở. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau khi mổ đẻ.
Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại đối với người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng ở trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho thai nhi. Tuy nhiên, những bà bầu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thường quan tâm nhiều nhất là nguy cơ lây bệnh cho thai nhi. Vi khuẩn này có thể lây sang bé trong lúc sinh thường, nếu như bé tiếp xúc với các chất dịch có chứa vi khuẩn của mẹ. Những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi gồm:
- Có thể bị viêm phổi.
- Mắc viêm màng và chất lỏng bao quanh não, hoặc dây cột sống (viêm não).
- Bị nhiễm trùng huyết.
Nếu như người mẹ từng sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B ở trong thời kỳ mang thai thì người mẹ sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm vi khuẩn này cho bé. Lúc đó, người mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh mà không cần phải làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu mổ đẻ mà túi ối vẫn còn nguyên vẹn (chưa vỡ ối) thì người mẹ sẽ không cần phải dùng kháng sinh.
3. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, mẹ bầu cần phải làm gì?
Chuẩn bị của người mẹ bầu trước khi làm xét nghiệm
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thông thường sẽ được tiến hành trong tuần 35-37 của thai kỳ. Người mẹ sẽ không cần phải chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, người mẹ nên nói cho các bác sĩ biết về tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B của mình ở trong thai kỳ lần trước.
Quá trình làm xét nghiệm
Bác sĩ sẽ dùng tăm bông, bông hoặc gạc vô trùng để lăn qua âm đạo và trực tràng để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, mẫu này được gửi tới phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ nhận được trong vài ngày sau đó.
Kết quả xét nghiệm
Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì chưa thể nào khẳng định được người mẹ bị bệnh và em bé sẽ bị ảnh hưởng. Đây chỉ có nghĩa là mẹ và thai nhi có nguy cơ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Lúc này, mẹ bầu nên làm một vài xét nghiệm thử lại là điều cần thiết trước khi có kết luận cuối cùng.
Ngăn ngừa nhiễm liên cầu nhóm B
Mỗi lẫn bạn mang thai, bạn nên làm xét nghiệm liên cầu nhóm B. Việc bạn bị mắc hoặc không bị mắc loại vi khuẩn này trước đó không phải là vấn đề, mà mỗi lần mang thai là khác nhau. Xét nghiệm này rất dễ để thực hiện bằng cách đưa miếng gạc vào âm đạo và trực tràng mà không gây đau. Xét nghiệm liên cầu nhóm B không gây ra bất cứ nguy hại gì cho mẹ bầu và em bé đang ở trong bụng. Nếu như xét nghiệm cho thấy bạn đang nhiễm loại vi khuẩn này, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc trong suốt quá trình chuyển dạ để có thể ngăn liên cầu nhóm B không lan truyền sang thai nhi. Thuốc kháng sinh (thường là penicillin) sẽ được tiêm vào qua con đường tĩnh mạch trong quá trình sinh đẻ. Nếu bạn dị ứng với penicillin, cũng có nhiều loại kháng sinh khác có thể giúp bạn điều trị rong suốt quá trình chuyển dạ. Còn nếu như bạn nghĩ bạn có thể phải đẻ mổ hay sinh non, thì bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để có những kế hoạch điều trị nhiễm liên cầu nhóm B. Tuy nhiên, uống kháng sinh trước khi bạn chuyển dạ cũng không thể bảo vệ được con bạn khỏi liên cầu nhóm B. Do loại vi khuẩn này có thể phát triển trở lại rất nhanh trong khi đó việc uống thuốc trước khi chuẩn bị chuyển dạ không ngăn được vi khuẩn lan truyền sang cho thai nhi trong quá trình sinh.
Mẹ bầu cần làm gì trước khi sinh?
- Nên nói chuyện với các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về xét nghiệm liên cầu nhóm B khi bạn đã mang thai được 35-37 tuần.
- Nếu như xét nghiệm âm tính với liên cầu nhóm B, thì bạn không cần làm gì thêm nữa.
- Nếu như xét nghiệm dương tínhbạn nên nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch sinh đẻ.
Bạn sẽ được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trong suốt cuộc đẻ, đảm bảo rằng bạn nói với bác sĩ về bất kì phản ứng nào mà bạn có.
Tiếp tục khám tổng quát thường xuyên và gọi điện cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì vấn đề gì.
Khi bạn vỡ ối hoặc khi bạn chuyển dạ
- Nếu bạn chưa làm xét nghiệm liên cầu nhóm B trước khi bước vào phòng sinh đẻ, thì nên nhắc nhở nhân viên y tế, bạn không biết gì về tình trạng nhiễm liên cầu nhóm B của mình.
- Nếu bạn đã làm xét nghiệm dương tính với liên cầu nhóm B:
Nên đến bệnh viện và tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trong suốt quá trình đẻ. Lưu ý, kháng sinh hoạt động tốt nhất nếu như bạn được tiêm 4 giờ trước khi sinh.
Nên nói với nhân viên đỡ đẻ tại bệnh viện bạn bị dương tính với liên cầu nhóm và bạn dị ứng với penicillin.
Trên đây là những điều mẹ bầu cần phải làm và nhận biết khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, các mẹ bầu có thể tham khảo.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- 2 kiểu nhiễm trùng nguy hiểm mẹ bầu thường gặp
- Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai: Mẹ bầu cần biết!