Nhau thai, dây rốn và nước ối: 14 sự thật đáng kinh ngạc
Mang thai là khoảng đáng nhớ khi mẹ liên tục trải qua những thay đổi không chỉ về ngoại hình mà cả bên trong cơ thể. Một trong những bộ phận quan trọng nhất trong thai kỳ là nhau thai. Trung bình, nhau thai có đường kính khoảng 22cm, dày từ 2-2,5cm và nặng 0,5kg.
Nhau thai, dây rốn và nước ối: 14 sự thật đáng kinh ngạc
Mang thai là khoảng đáng nhớ khi mẹ liên tục trải qua những thay đổi không chỉ về ngoại hình mà cả bên trong cơ thể. Nếu như hầu hết người mẹ chỉ cảm thấy bụng mình ngày càng lớn hơn, những chuyển động của thai nhi, những cú đá, đạp hay làn da thay đổi ở mẹ thì bên trong cơ thể, đặc biệt là bên trong tử cung cũng có rất nhiều thay đổi thú vị.
Cùng đi vào tử cung để khám phá những điều thú vị về nhau thai, dây rốn và nước ối của thai nhi mà ít khi chúng ta được nghe thấy:
1. Trong khi một phần của nhau thai mang yếu tố di truyền và sinh học của mẹ thì một phần khác lại là của riêng thai nhi.
2. Mỗi phút trong thai kỳ, nửa lít máu sẽ được bơm đến tử cung để trai đổi chất với nhau thai. Tuy vậy, máu của mẹ sẽ không trộn lẫn với máu của thai nhi.
3. Trung bình, nhau thai có đường kính khoảng 22cm, dày từ 2-2,5cm và nặng 0,5kg.
4. Hormone nhau thai đầu tiên được tạo ra là hCG được phát hiện qua các xét nghiệm thử thai, trong nước tiểu hoặc trong máu.
5. Có rất nhiều quan niệm về việc sử dụng nhau thai sau sinh, có nơi sẽ chôn nhau thai, có người sẽ ăn nhau thai và ở một số nơi người ta sẽ sử dụng nhau thai để làm thuốc bổ.
6. Dây rốn là một phần mang yếu tố sinh học và di truyền của bào thai và thường chứa 2 động mạnh, một tĩnh mạch.
7. Dây rốn dài khoảng 56cm. Nó kéo dài từ thành bụng của em bé và được gắn vào nhau thai. Chức năng chính của dây rốn là mang dưỡng chất và oxy từ bánh nhau đến thai nhi và mang các chất thải từ thai nhi ra nhau thai.
8. Dây rốn chứa nhiều tế bào được gọi là tế bào gốc tạo máu. Các tế bào này có thể phát triển thành nhiều loại tế bào chuyên biệt khác nhau và được sử dụng như một phần của việc điều trị nhiều bệnh khác nhau bao gồm cả bệnh bạch hầu và các khối u bạch huyết.
9. Gần cuối thai kỳ, dây rốn có nhiệm vụ đưa kháng thể từ cơ thể mẹ qua nhau thai và đến em bé.
10. Dây rốn gắn liền với em bé sẽ khô lại sau sinh từ 5-15 ngày và rụng ra để lại vết sẹo gọi là rốn (nút bụng).
11. Mức nước ối trung bình trong tử cung của một mẹ bầu bình thường là 800ml và có thể giảm nhẹ vào cuối thai kỳ.
12. Khoảng 2 tuần sau khi quá trình thụ thai diễn ra, túi nước ối sẽ bắt đầu phát triển và nhiều dần. Sau khoảng 10 tuần thai, chất lỏng này coi như đầy đủ và có chứa carbohydrate, lipid, phospholipids, protein và urê để cung cấp đến bào thai.
13. Nước tiểu của thai nhi sẽ đi ra khỏi cơ thể vào nước ối 3 giờ/lần.
14. Một số em bé được sinh ra trong túi nước ối hoặc một lớp màng ối bao phủ một phần cơ thể thai nhi. Đây được coi là hiện tượng “sinh con bọc điều” và những em bé này thường dược dân gian cho rằng sẽ có số sung sướng cả đời vì được trời bao bọc.
Theo Khám Phá
Xem thêm:
- Nhau thai bám thấp! Mẹ bầu nên cẩn thận
- Làm sao để mẹ biết mình có bị sót nhau thai sau sinh hay không?