Nhau thai bám thấp! Mẹ bầu nên cẩn thận
Nhau thai bám thấp là một trong những hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở giai đoạn thai kỳ của người phụ nữ, sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu phụ thuộc vào nhau thai khi bám. Nếu như mức độ bám này quá thấp sẽ gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và con, chính vì vậy các thai phụ nên lưu ý vấn đề này khi mang thai.
Nhau thai bám thấp! Mẹ bầu nên cẩn thận
Nhau thai bám thấp là gì?
Đối với quá trình mang thai, nhau thai rất quan trọng trong việc phát triển của thai nhi. Nhau thai bình thường sẽ bám ở đáy tử cung, còn khi nhau bám thấp tức là bánh nhau chỉ bám gần lỗ của cổ tử cung. Cũng có trường hợp nhau thai bám ở rìa; bám một phần hay bám toàn bộ ở cổ tử cung.
Khi đi siêu âm khi thai dưới 20 tuần nếu phát hiện ra nhau thai bám thấp thì mẹ bầu đừng quá lo lắng. Vì lúc này thai nhi chưa phát triển, đoạn phía dưới tử cung vẫn chưa hình thành nên bánh nhau sẽ bám ở vị trí đó. Và sau khi thai nhi trên 20 tuần, đã bắt đầu lớn hơn thì đoạn dưới đã được hình thành và bắt đầu kéo dài phần cơ ở cổ tử cung ra. Vì thế những trường hợp có kết quả siêu âm trước đó có thể được thay đổi do lúc này bánh nhau đã được đẩy lên cao trên vùng tử cung.
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm?
Nhau bám thấp cũng được xem là một dạng của nhau tiền đạo, vì lúc này nhau không bám ở đáy tử cung nên bánh nhau không giãn đồng bộ và sẽ xảy ra tình trạng bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung. Biểu hiện sẽ là tình trạng chảy máu ra bên ngoài, nếu như máu chảy ra quá nhiều sẽ khiến cho thai phụ mất máu và không xử kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Vì vậy có thể thấy rằng khi mẹ bầu mắc phải vấn đề này, họ sẽ có nguy cơ bị xuất huyết âm đạo. Còn đối với thai nhi, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển; có thể tình trạng tệ nhất là mẹ sinh non hoặc bắt buộc phải tiến hành mổ để bắt em bé ra khỏi bụng mẹ.
Những em bé sinh non tháng như vậy, sẽ mắc phải hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh lý màng trong do thiếu chất Surfactant. Vì vậy các mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên, khi đó bạn sẽ thấy được hình ảnh siêu âm và nếu như có vấn đề gì đối với thai chị em sẽ nhận được tư vấn cũng như lời khuyên từ bác sỹ. Để từ đó nhanh chóng tìm ra phương pháp khắc phụ hiệu quả.
Nên làm gì khi nhau thai bám thấp?
Khi được chẩn đoán nhau bám thấp, các chị em nên chú ý nghỉ ngơi tuyệt đối và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo cho mẹ và con. Theo Bác sĩ Lê Huy Tuấn có chia sẻ trên Chuyên mục Hỏi bác sĩ của HoiBenh.vn có chia sẻ rằng: Khi có thai cần ăn cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin có nhiều trong rau củ quả; trong đó chất đạm nên tăng cường nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt. Trong tôm, cua có nhiều canxi và chất đạm bạn hãy ăn tăng cường nhiều hơn hoặc có thể kết hợp cùng các loại cá, thịt bò, thịt gà, trứng...
Thai phụ cần đi khám thai và quản lý thai đầy đủ, lưu ý bổ sung các loại thuốc (theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ):
- Viên sắt: đề phòng thiếu máu do thiếu sắt
- Canxi: đề phòng loãng xương đối với mẹ và giúp con có đủ can xi để phát triển chiều cao
- Vitamin tổng hợp loại dành cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và cũng đỡ bị nghén
- Tiêm phòng uống ván cho mẹ và con khi thai từ 20 tuần tuổi trở lên, tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 2 phải trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng.