Nhận biết suy giáp ở bà bầu để tránh nhầm với trầm cảm

Khi mang thai, nếu như mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và uể oải trong thai kỳ mà không rõ lí do tại sao cũng đừng vội vàng kết luận mình bị trầm cảm. Có thể mẹ bầu đã mắc phải chứng suy giáp mà không biết. HoiBenh sẽ giúp các chị em phân biệt suy giáp ở bà bầu với trầm cảm khi mang thai để chị em tiện theo dõi sức khỏe.

Nhận biết suy giáp ở bà bầu để tránh nhầm với trầm cảm Nhận biết suy giáp ở bà bầu để tránh nhầm với trầm cảm

Suy giáp ở bà bầu là như thế nào?

Cùng gây ra cảm giác cực kì mệt mỏi, bơ phờ và không muốn làm bất cứ thứ gì nên suy giáp và trầm cảm thường hay bị các chị em nhầm lẫn với nhau. Thế nhưng trên thực tế, suy giáp là căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi, còn trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu mà thôi.

Do lượng hormone tuyến giáp ở trong máu của mẹ bầu bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Khi tuyến giáp không hoạt động đầy đủ so với chức năng của nó sẽ khiến nó không thể sản xuất đủ lượng hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới suy giáp cũng có thể do mẹ bầu đã cắt bỏ tuyến giáp, mẹ bầu đang điều trị bằng phương pháp xạ trị, bằng thuốc hoặc do mắc bệnh ở tuyến yên... Khi bị bướu cổ và thiếu i-ốt từ rất lâu cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra suy giáp.

Bệnh cũng xuất phát từ viêm giáp Hashimoto, đây là một loại rối loạn tự miễn dịch làm ảnh hưởng lên tuyến giáp trong thời gian chị em mang thai, đây cũng là một dạng viêm mạn tính của tuyến giáp. Căn bệnh này khiến cho hệ miễn dịch tấn công lại chính tuyến giáp, làm quá trình sản sinh hormone tuyến giáp bị ảnh hưởng.


Suy giáp ở bà bầu có những triệu chứng như thế nào?

Nếu như ở mức độ nhẹ thì suy giáp là một tình trạng phổ biến và khó nhận biết. Thế nên, rất nhiều chị em nhầm tưởng những triệu chứng của bệnh suy giáp là triệu chứng của bệnh trầm cảm. Thế nhưng, thông qua những đặc trưng cụ thể như sau, chị em có thể biết được tình trạng bệnh của mình: Khuôn mặt bỗng dưng trương phình lên, vùng da trở nên căng cứng, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy cực kì mệt mỏi, mạch đập chậm hơn, tự dưng thấy sợ lạnh, tăng cân nhanh chóng, thường xuyên bị chuột rút, có cảm giác khó chịu ở vùng bụng, khó có thể tập trung làm việc. Ngoài ra, khi nồng độ TSH tăng lên trong khi T4 bị hạ xuống thì đó cũng là dấu hiệu nhận biết của suy giáp.

vicare.vn-nhan-biet-suy-giap-o-ba-bau-de-tranh-nham-voi-tram-cam-body-1

Suy giáp có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Khi bị suy giáp, cơ thể của mẹ bầu sẽ trở nên thụ động và cảm thấy mệt mỏi khi thức giấc. Ảnh hưởng của bệnh suy giáp cũng giống như với bệnh cường giáp và nó có hậu quả như: Thai phụ sẽ bị thiếu máu, có khả năng bị sảy thai cao, thai nhi chậm tăng cân hoặc sẽ bị chết lưu.

Khi không được điều trị kịp thời, bệnh suy giáp ở bà bầu có thể làm cho sự phát triển của não bộ và sự tăng trưởng của thai nhi bị gián đoạn. Điều này cũng giống như tác hại của hormone tuyến giáp đối với não bộ, với thần kinh của thai nhi.

Chỉ cần chú ý đến các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm sớm lượng TSH và T4 ở trong máu là các mẹ bầu có thể biết chính xác mình bị suy giáp hay không.

Cách điều trị bệnh suy giáp

Khi bị suy giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc thyroxine. Đây là loại thuốc có chức năng gần giống với hormone T4, nó là phương thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tình trạng suy giáp ở phụ nữ mang thai. Những mẹ bầu mắc bệnh suy giáp sẽ được yêu cầu bổ sung thêm i-ốt để làm tăng lượng thyroxin có ở trong máu. Chị em cũng cần kiểm tra nồng độ hormone trong tuyến giáp thường xuyên để nắm được tình trạng của bệnh. Nếu như được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì bệnh sẽ được đặt ở dưới mức kiểm soát an toàn, thai nhi cũng sẽ không bị ảnh hưởng.

Như vậy, tuy có chung triệu chứng và biểu hiện cũng gần giống nhau nhưng suy giáp ở bà bầu và chứng trầm cảm khi mang thai không hề giống nhau. Chị em khi thấy có dấu hiệu lạ một chút cần phải lưu ý, sau đó đến gặp bác sĩ để tiến hành làm các xét nghiệm xem có an toàn hay không.